Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 06/11/2019, 08:42 AM

Tư tưởng giáo dục Phật giáo

Giáo dục Phật giáo là một phương tiện tối yếu để khai mở cánh cửa trí tuệ của con người, giúp con người nhận chân được thật tướng đích thực của vạn pháp, nhằm đưa họ đi vào chân, thiện, mỹ.

 >>Phật pháp và cuộc sống

Trong lộ trình tu tập, con người “phản quang tự kỷ” để phát triển tiềm năng sáng suốt, đánh thức Phật tánh vốn có ở trong mình và đi vào con đường Giác ngộ, giải thoát. Yếu tố cốt lõi trong hệ thống giáo dục Phật giáo là hướng dẫn hành giả đoạn ác, tu thiện, chứng quả bồ đề. Và có thể bao hàm trong ý nghĩa bài kệ sau:

Chư ác mạc tác

Chúng thiện phụng hành

Tự tịnh kỳ ý

Thị chư Phật giáo.

(Pháp cú, kệ 183)

Bài liên quan

Nếu như tất cả nước ở ngoài biển khơi chỉ có một vị là vị mặn, thì giáo lý mà đức Thế Tôn thuyết ra cũng thế, chỉ có một vị là hương vị Giải thoát. Trong kinh Tăng Chi đức Phật có dạy:  “Này Paharada, biển lớn chỉ có một vị, đó là vị mặn. Cũng vậy, này Paharada, pháp này của Ta cũng chỉ có một vị là vị giải thoát.” (Tăng chi III). Điều này nói lên rằng, tư tưởng cốt lõi trong toàn bộ hệ thống tam tạng giáo điển luôn mang tính nhất quán, như một sợi chỉ xuyên suốt từ đầu đến cuối. Tính nhất quán ấy chính là Từ bi và Trí tuệ. Chúng được xây dựng trên nền tảng của Tam Vô lậu học Giới, Định, Tuệ. Và trên cơ sở này hành giả tu tập nhằm chuyển hóa từ con người mê lầm thành đức Phật giác ngộ và giải thoát, chuyển nghĩa tạng thức thành Như lai tạng. Nghĩa là phá trừ ngã chấp và pháp chấp, không còn mê chấp giữa thế giới chủ quan và khách quan. Nhận chân thực tánh của vạn pháp là vô tánh, là bình đẳng, là viên dung vô ngại.

Trong chừng mực nào đó thì ta thấy còn có phân biệt cao thấp, còn chia ra các thừa… Nhưng nhìn trên tổng thể thì chỉ có duy nhất một thừa, ấy là Phật thừa. “Ba thừa cũng chỉ là một thừa. Ba thừa là phương tiện, một thừa mới là cứu cánh. Chứng đắc nhất thừa là chứng đắc vô thượng giác ngộ. Vô thượng giác ngộ chính là Niết bàn giới. Và Niết bàn giới chính là pháp thân của Như lai.”

Trong chừng mực nào đó thì ta thấy còn có phân biệt cao thấp, còn chia ra các thừa… Nhưng nhìn trên tổng thể thì chỉ có duy nhất một thừa, ấy là Phật thừa. “Ba thừa cũng chỉ là một thừa. Ba thừa là phương tiện, một thừa mới là cứu cánh. Chứng đắc nhất thừa là chứng đắc vô thượng giác ngộ. Vô thượng giác ngộ chính là Niết bàn giới. Và Niết bàn giới chính là pháp thân của Như lai.”

Chúng ta thấy rằng, trong suốt 45 năm thuyết giáo của đức Phật, Ngài đã tùy theo những trình độ, những căn cơ, những thời điểm khác nhau mà giảng bày ra nhiều phương tiện để dẫn dắt con người đi vào đạo giải thoát. Giáo lý mà ngài đã thuyết giảng với nhiều đề mục phong phú và ý nghĩa thì rất thậm thâm, vi diệu. Các nhà nghiên cứu Phật học sau này đã căn cứ vào đó để phân chia ra theo thời giáo.

Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhật.

A Hàm thập nhị, Phương  Đẳng bát,

Nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm,

Pháp Hoa, Niết Bàn cộng bát niên.

Bài liên quan

Thế thì, quan niệm trở về với bản thể nhất nguyên là quan niệm bao trùm mọi tư tưởng, mọi phương pháp trong tổng thể giáo lý Phật đà. Mặc dù, trong đó thời A Hàm là thời dạy về thế giới Hữu cho hàng Tiểu thừa; thời Bát Nhã là thời thuyết về thế giới Không cho hàng Đại thừa; thời Duy Ma, Thắng Man, Pháp Hoa là thời trung đạo thuyết về phi hữu phi không của Thế tơn nhất thừa. Đặc biệt trong đó thời Hoa Nghiêm đức Phật đã thuyết trong thiền định 21 ngày đầu tiên sau khi thành đạo. Và thời pháp này, đức Thế tôn tuyên thuyết nhằm vào các cõi trời và các vị Bồ tát từ sơ địa trở lên mới nghe và am hiểu được. Như vậy, đây là phương pháp, là chủ trương giáo dục bằng “phương tiện thiện xảo” trong Phật giáo, là sự khéo léo của khả năng thuyết giáo, hướng dẫn thích hợp tùy theo căn tính mỗi chúng sinh để đưa đến địa vị Phật thừa. Thế nên, trong chừng mực nào đó thì ta thấy còn có phân biệt cao thấp, còn chia ra các thừa… Nhưng nhìn trên tổng thể thì chỉ có duy nhất một thừa, ấy là Phật thừa. “Ba thừa cũng chỉ là một thừa. Ba thừa là phương tiện, một thừa mới là cứu cánh. Chứng đắc nhất thừa là chứng đắc vô thượng giác ngộ. Vô thượng giác ngộ chính là Niết bàn giới. Và Niết bàn giới chính là pháp thân của Như lai.”  Và con đường để đi đến Nhất thừa đạo quả là lấy Bồ đề tâm làm khởi điểm, làm chánh nhân “Hạt giống của Bồ đề tâm đã được gieo xuống và được tài bồi bằng những chất liệu của đại bi, bằng quy, giới, nguyện và hành, để sẽ đơm hoa kết trái của trí huệ Nhất thừa. Bồ đề tâm là khởi điểm và Nhất thừa là cứu cánh, hay nói cách khác, Bồ đề tâm là chánh nhân và Nhất thừa là chánh quả trong quá trình Bồ tát đạo.”

Tư tưởng giáo dục Nhất thừa của Phật giáo là không loại trừ một đối tượng nào ra ngồi khả năng giáo dục và không coi đối tượng nào là không có khả năng đạt hiệu quả giáo dục.

Tư tưởng giáo dục Nhất thừa của Phật giáo là không loại trừ một đối tượng nào ra ngồi khả năng giáo dục và không coi đối tượng nào là không có khả năng đạt hiệu quả giáo dục.

Và Bồ đề tâm này được xây dựng trên cơ sở của niềm tin. Vì rằng, biển Phật pháp thì mênh mơng vơ lượng và chỉ có thể thâm nhập bằng tín. Như ý nghĩa trong kinh Hoa Nghiêm mà đức Phật đã dạy: “Tín là căn nguyên của đạo, là mẹ của công đức, nuôi lớn hết thảy thiện pháp, đoạn trừ lưới nghi, đưa vượt qua dòng nước ái dục, khai thị con đường tối thượng dẫn đến Niết bàn.”  Nguyên văn là:

 “Tín vi đạo nguyên công đức mẫu

Trưởng dưỡng nhất thiết chư thiện căn

Thoát ly sanh tử xuất mê lưu

Trực vãng Niết bàn vô thượng đạo.”

Bài liên quan

Mặt khác, đạo Phật lấy con người làm trung tâm giáo dục, nhằm mục đích chuyển hóa con người từ mê lầm đến giác ngộ. Đạo Phật không xa lìa cuộc đời, không tách khỏi cuộc đời, đạo và đời là nhất thể, đạo vốn là đời được giác ngộ giải thoát khỏi các phiền não các lậu hoặc, đem đến an lạc, hạnh phúc thật sự cho con người trong kiếp sống hiện tại và tương lai. Như vậy, tư tưởng giáo dục Nhất thừa của Phật giáo là không loại trừ một đối tượng nào ra ngồi khả năng giáo dục và không coi đối tượng nào là không có khả năng đạt hiệu quả giáo dục. Chúng là hệ quả tất yếu, là một tầm nhìn rất trí tuệ và bình đẳng đối với hết thảy chúng sanh. Và tất cả đều xuất phát từ lời dạy của đức Thế Tôn: “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh”. Vậy nên, một khi vô minh phiền não được đoạn trừ thì Phật tánh hiển bày và thành Phật, thành Phật ngay giữa cõi Ta bà ngũ trược này. Từ kẻ nhất xiển đề cho đến người nữ, ác nhân chính cơ đều thành Phật tất cả. “Mục tiêu Nhất thừa không đơn giản chỉ là mục tiêu hướng thượng của Bồ tát, nghĩa là của một hạng chúng sanh ưu việt, mà cần phải được xác định nó là mục tiêu cứu cánh của bất cứ ai trong những nỗ lực kiên trì thể hiện trọn vẹn tất cả ý nghĩa sinh tồn của mình trong cuộc đời này.”

Đạo Phật lấy con người làm trung tâm giáo dục, nhằm mục đích chuyển hóa con người từ mê lầm đến giác ngộ. Đạo Phật không xa lìa cuộc đời, không tách khỏi cuộc đời, đạo và đời là nhất thể, đạo vốn là đời được giác ngộ giải thoát khỏi các phiền não các lậu hoặc, đem đến an lạc, hạnh phúc thật sự cho con người trong kiếp sống hiện tại và tương lai.

Đạo Phật lấy con người làm trung tâm giáo dục, nhằm mục đích chuyển hóa con người từ mê lầm đến giác ngộ. Đạo Phật không xa lìa cuộc đời, không tách khỏi cuộc đời, đạo và đời là nhất thể, đạo vốn là đời được giác ngộ giải thoát khỏi các phiền não các lậu hoặc, đem đến an lạc, hạnh phúc thật sự cho con người trong kiếp sống hiện tại và tương lai.

Bài liên quan

Con đường giáo dục Phật giáo mà đức Thế tôn đã phương tiện thuyết ra thì có vơ lượng nhưng tựu trung lại cũng không ngồi ba lĩnh vực Giới học, Định học và Tuệ học. Và con đường tu tập để đưa đến Giác ngộ, Giải thốt lẽ tất nhiên cũng không ngồi ba lĩnh vực ấy. Vị hành giả muốn đạt được mục đích, nghĩa là muốn đạt được quả vị thù thắng, muốn an lạc và hạnh phúc thật sự ngay giữa cuộc đời này thì phải nỗ lực tu tập, thực hành ngay bằng chính con đường ấy. Vì khi ta nói đến mục đích của giáo dục thì như Herbert Spencer đã nói: “Mục đích của giáo dục không phải là để biết mà để hành động”. Chúng ta biết rằng giáo pháp là do đức Thế tơn đã phương tiện mà thuyết ra thì chính giáo pháp ấy cũng là phương tiện. Như Ngài đã từng dạy: “Nhất thiết Tu-đa-la giáo như tiêu nguyệt chỉ”. Thế thì, điều quan trọng là ta phải hành động, nghĩa là ta phải vận dụng tu tập giáo pháp ấy như thế nào để có thể mang lại quả vị thù thắng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm