Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 10/03/2022, 07:41 AM

Một số pháp môn tu học của người cư sĩ trong Kinh Tăng Chi Bộ

Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh thuộc văn hệ Pāli của kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy, tập hợp những bài kinh ngắn theo hệ thống pháp số.

Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh thuộc văn hệ Pāli của kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy, tập hợp những bài kinh ngắn theo hệ thống pháp số. Trong đó, không những đức Phật và các vị Thánh đại đệ tử khuyến tấn giới xuất gia mà còn giảng dạy nhiều pháp môn cho hàng cư sĩ (tại gia) tu học hoàn thiện đạo đức tự thân, xây dựng một gia đình hạnh phúc và lợi lạc cho xã hội.

TỔNG QUAN VỀ KINH TĂNG CHI BỘ 

Kinh Tăng Chi Bộ là bộ kinh thứ tư trong năm bộ kinh Nikāya [1], được Hòa thượng Minh Châu dịch sang Việt ngữ vào năm 1976, xếp vào Đại Tạng Kinh Việt Nam. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đổi tên thành Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền vào năm 2018. Đầu năm 2021, Viện đã biên tập và đổi tên lại thành Tam Tạng Thánh Điển Phật Giáo Việt Nam [2].

Số lượng các bài kinh trong Kinh Tăng Chi Bộ không đồng nhất. Một số học giả cho rằng đó là do sự biên tập và quan điểm tính toán bài kinh có sự khác nhau. Tiêu biểu như bản dịch của Hòa thượng Minh Châu có 7.231 bài kinh, nhưng trên thực tế chỉ có 2.202 bài, còn lại là những bài kinh lặp lại. Nhưng theo tính toán của Ui Hakuju thì có khoảng 2.308 – 2.363 bài kinh [3]. Nội dung các bài kinh thì phong phú, đa dạng và được triển khai trên nhiều phương diện khác nhau như triết học, đạo đức, gia đình, xã hội,…

Ngoài việc quy y Tam bảo, đức Phật còn khuyến tấn hàng cư sĩ nên: “Tự mình thành tựu lòng tin và khích lệ người khác thành tựu lòng tin; khi nào tự mình giữ giới và khích lệ người khác giữ giới;… tự mình bố thí và khích lệ người khác bố thí;…”

Ngoài việc quy y Tam bảo, đức Phật còn khuyến tấn hàng cư sĩ nên: “Tự mình thành tựu lòng tin và khích lệ người khác thành tựu lòng tin; khi nào tự mình giữ giới và khích lệ người khác giữ giới;… tự mình bố thí và khích lệ người khác bố thí;…”

KHÁI NIỆM VỀ CƯ SĨ

Theo Từ điển Phật học Huệ Quang ghi rằng: “Cư sĩ (Sanskrit. Grhapati; Pāli. Gahapati) là chỉ cho Trưởng giả, gia chủ, gia trưởng thuộc dòng Phệ-xá là 1 trong 4 họ giàu có ở Ấn Độ hoặc chỉ người tại gia tu theo đạo Phật” [4]. Người nam cư sĩ gọi là Ưu-bà-tắc (Upasaka), còn người nữ thì gọi là Ưu-bà-di (Upasika). Hai chúng này thuộc bốn chúng đệ tử (Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di) hoặc bảy chúng đệ tử (Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di) của Đức Thế Tôn.

Kinh Tăng Chi Bộ là bộ kinh thứ tư trong năm bộ kinh Nikāya [1], được Hòa thượng Minh Châu dịch sang Việt ngữ vào năm 1976, xếp vào Đại Tạng Kinh Việt Nam.

Kinh Tăng Chi Bộ là bộ kinh thứ tư trong năm bộ kinh Nikāya [1], được Hòa thượng Minh Châu dịch sang Việt ngữ vào năm 1976, xếp vào Đại Tạng Kinh Việt Nam.

Theo Kinh Thích Tử Mahānāma trong Kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật định nghĩa về cư sĩ như sau: “Này Mahānāma, khi nào quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng, cho đến như vậy, này Mahānāma, là người nam cư sĩ” [5]. Ngoài việc quy y Tam bảo, đức Phật còn khuyến tấn hàng cư sĩ nên: “Tự mình thành tựu lòng tin và khích lệ người khác thành tựu lòng tin; khi nào tự mình giữ giới và khích lệ người khác giữ giới;… tự mình bố thí và khích lệ người khác bố thí;…” [6].

PHÁP MÔN TU TẬP CỦA NGƯỜI CƯ SĨ TRONG KINH TĂNG CHI BỘ

Thứ nhất là nhận thức bản chất cuộc sống là vô thường và khổ đau

Con người và vạn vật trong cuộc đời đều chịu quy luật là sanh, lão, bệnh, tử; hoặc thành, trụ, hoại, không. Đức Phật đã thuyết về năm sự kiện không thể có được bởi Sa-môn hay Bà-la-môn, bởi Ma vương hay Phạm Thiên, hoặc bất kỳ ai trong cuộc đời này đều phải đối diện là già, bệnh, chết, hoại diệt và tiêu diệt [7]. Năm điều này được Đức Phật thuyết cho vua Pasenadi trong Kinh Người Kosala đã khắc họa về sự khổ đau khi yêu thương phải xa lìa và chỉ phương pháp tu tập để chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc cao thượng [8]. Trong Kinh Trước Khi Giác Ngộ, Đức Phật nhắc nhở: “Cái gì ở đời là vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, đấy là nguy hại ở đời” [9]. Ngoài ra, người cư sĩ phải luôn cảnh tỉnh chính mình về sự vô thường [10] để diệt trừ những lo buồn đau khổ, hướng tâm tu tập các thiện pháp, vun bồi phước đức và công đức để được an lạc trong hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó, người nào tuỳ quán về vô thường với tầng thiền thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thì sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh về cõi trời Tịnh Cư [11].

Thứ hai, nhân quả nghiệp báo

Nghiệp (Kamma) là hành động có tạo tác của thân, khẩu, ý. Tiêu biểu như trong Kinh Sự Kiện Cần Phải Quan Sát, Đức Phật dạy rằng: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào ta sẽ làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy” [12]. Vì thế, quả báo hành động tạo tác của mỗi người sẽ sai khác nhau: “Người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ” [13]. Bởi vì: “Nếu với ý thanh tịnh, nói lên hay hành động, an lạc bước theo sau, như bóng không rời hình” [14].

Người làm thiện sẽ được an lạc trong cả hiện tại và tương lai. Ngược lại, người gây tạo nghiệp bất thiện về thân, khẩu, ý, sẽ cộng hưởng những điều xấu ác, bất hạnh, hiện tại đau khổ, sau khi thân hoại, mạng chung sẽ tái sanh vào cõi ác, đọa xứ, địa ngục. Đó là lý do Đức Phật khuyến hóa người cư sĩ phải thực hành Mười điều thiện và Tám điều trai giới chớ không phải chỉ có Năm điều căn bản đạo đức.

Nghiệp của mỗi người có sự sai khác, có khi trổ quả ngay hiện tại như Kinh Hai Loại Tội, Đức Phật dạy: “Do nhân các ác nghiệp như vậy, vua chúa bắt được kẻ ăn trộm, kẻ vô loại, áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi,… họ lấy gươm chặt đầu. Nếu ta làm các ác nghiệp như vậy, vua sẽ bắt ta và áp dụng các hình phạt” [15].

bong-hong-cai-ao-12

Thứ ba là lòng tin đối với Tam bảo

Lòng tin (Saddhā) là điều kiện cơ bản trước khi vào đạo không chỉ người xuất gia mà cả người tại gia. Nhưng không được tin mù quáng như trong Kinh Các Vị Ở Kesaputta, Đức Phật dạy: “Chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe theo người ta nói; chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng này các Kālāmā, khi nào tự mình biết rõ. Các pháp này là bất thiện; các pháp này là đáng chê; các pháp này bị các người có trí chỉ trích; các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau; thời này Kālāmā, hãy từ bỏ chúng!” [16].

Vì thế, niềm tin rất quan trọng trong tiến trình tu tập; người tin vào Chánh pháp, với Chánh tri kiến sẽ đem lại an lạc cho tự thân. Ngược lại, nếu pháp đó đem lại khổ đau thì hãy từ bỏ chúng. Vì vậy, lòng tin phải luôn đi kèm với thực hành các pháp là trì giới, bố thí, trí tuệ, như lời Đức Phật dạy: “Này gia chủ, đối với bốn pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời này,… Thế nào là bốn? Đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ” [17].

Đức Phật dạy rằng: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào ta sẽ làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy”

Đức Phật dạy rằng: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào ta sẽ làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy”

Thứ tư là trì giới

Trì giới (Sīla) là nền tảng cho định (Samādhi) và tuệ (Paññā) phát triển. Giới là nấc thang căn bản của các thiện pháp tối thượng, là ngăn ngừa điều ác và thực hành điều thiện. Người cư sĩ khi quy y Tam bảo tùy theo khả năng mà phát tâm lãnh thọ và nguyện hành trì [18] từng giới trong năm giới là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, để không bị khổ đau, phiền não cho chính tâm mình. Trong Kinh Con Đường Đến Địa Ngục nói về giữ giới trong việc tái sanh như sau: “Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, đắm say trong rượu men, rượu nấu,… như vậy tương xứng bị quăng vào địa ngục” [19].

Bên cạnh đó, người cư sĩ phát tâm lãnh thọ Mười giới hoặc thực tập một ngày trai giới để được phước báo thù thắng như các vị xuất gia, như lời Đức Phật dạy cho nữ cư sĩ Tỳ Xá Khư: “Ngày trai giới thành tựu tám chi phần được thực hành, thời có được quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn, có biến mãn lớn” [20].

Thứ năm là bố thí

Bố thí (dāna) có hai loại là: “Bố thí tài vật và bố thí pháp” [21]. Những vật thực được bố thí như: thức ăn, đèn đuốc, thuốc men, y áo, sàng toà,… Bố thí pháp là giảng dạy phương pháp thực hành nhận thức được những phiền não và chuyển hóa khổ đau [22] như Thiền định, Tứ vô lượng tâm, Bát chánh đạo,… để người nghe tu tập giác ngộ và giải thoát. Lợi ích của sự bố thí là hưởng được năm điều vi diệu: “Được nhiều người ái mộ, ưa thích, được bậc Thiên nhân, Chân nhân thân cận; tiếng đồn tốt đẹp được truyền đi; không có sai lệch pháp của người gia chủ; khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi lành, Thiên giới” [23].

Thứ sáu là trí tuệ

Trí tuệ (Paññā) ở đây không phải là tri thức thế gian, qua những việc học hành. Người không có trí tuệ thì thân làm ác, miệng nói ác và ý nghĩ ác; tức là ba nghiệp gây tạo bất thiện. Ngược lại, bậc trí hay bậc chân nhân sẽ thực hành thân làm thiện, miệng nói thiện và ý nghĩ thiện [24]. Với lập trường sống vị tha, lợi ích cho mình, cho người và toàn thế giới, mới chính là mục đích thù thắng khi tu học Chánh pháp: “Bậc Hiền trí, Đại tuệ, không có nghĩ tự làm hại mình, không có nghĩ tự làm hại người, không có nghĩ tự mình làm hại cả hai, có suy nghĩ điều gì thời suy nghĩ lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thể thế giới” [25].

Người có trí tuệ khác người tri thức (Vijnana) ở chỗ biết phân biệt thiện và ác, đúng và sai. Như người tri thức dù biết rượu là độc hại nhưng vẫn uống và bị rượu làm cho khổ đau, tàn hại. Người có trí tuệ biết rượu có hại cho thân và tâm nên dù nơi có người hay vắng người, họ cũng sẽ không bao giờ uống. Vì vậy, Đức Phật không những khen ngợi những người nam cư sĩ mà đối với nữ cư sĩ tu tập cũng có khả năng thành tựu trí tuệ, tự mình đoạn diệt khổ đau như sau: “Này Visākhā, nữ nhân có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, với Thánh thể nhập đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau. Như vậy, này Visākhā, là nữ nhân đầy đủ trí tuệ” [26]. Điều này thể hiện sự bình đẳng trong sự tu tập chuyển hóa khổ đau, khai mở trí tuệ.

44-1

Tóm lại, với các hệ thống pháp số và số lượng các bài kinh ngắn trong Kinh Tăng Chi Bộ đã toát lên những lời dạy của Đức Phật và các Thánh đại đệ tử về phương pháp tu tập cho hàng xuất gia và tại gia. Giáo pháp này là phương thuốc lành chuyển hóa khổ đau, mở ra một chân trời an vui và hạnh phúc. Dù cuộc đời có mong manh, người cư sĩ nói riêng và mọi người nói chung biết an trú trong những Thiện pháp nhằm hoàn thiện nhân cách đạo đức tự thân, xây dựng một gia đình hạnh phúc và một xã hội tốt đẹp. Chính vì thế, đạo Phật hiện hữu giữa cuộc đời này như dòng suối mát thanh lương tưới tẩm những tâm hồn đang khổ đau, lạc lõng và bế tắc, mang hơi ấm của tình thương và sự hiểu biết đến với nhân loại.

Chú thích:

* SC. Thích Nữ Huệ Cảnh: Học viên Thạc sĩ khóa III, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

[1] Năm bộ kinh Nikāya (Pañca Nikāya): 1. Kinh Trường Bộ (Dīgha Nikāya); 2. Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya); 3. Kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikāya); 4. Kinh Tăng Chi Bộ(Anguttara Nikāya); 5. Kinh Tiểu Bộ (Khuddaka Nikāya).

[2] Tam Tạng Thánh Điển Phật giáo Việt Nam (2021), Kinh Tăng Chi Bộ, Dẫn luận, Nxb. Hồng Đức, tr.32.

[3] Thích Phước Sơn và Thích Hạnh Bình (dịch) (2015), Lịch sử Biên tập Thánh điển Phật giáo Nguyên thủy, Nxb. Phương Đông, tr.1038.

[4] Thích Minh Cảnh (chủ biên) (2016), Từ điển Phật học Huệ Quang, tập 1, Nxb. Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, tr.792.

[5] Tam Tạng Thánh Điển Phật giáo Việt Nam (2021), Kinh Tăng Chi Bộ, Nxb. Hồng Đức, tr.972. Chánh văn: “Yato kho, mahānāma, buddhamm saranam gato hoti, sangham saranam gato hoti; ettāvatā kho, mahānāma, upāsako hotī’’ ti.

[6] ĐTKVN (2015), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 3, Chương Tám pháp, Phẩm gia chủ, Kinh Thích Tử Mahānāma, Nxb. Tôn Giáo, tr.586.

[7] ĐTKVN (2015), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, Chương Năm pháp, Phẩm Vua Munda, Kinh Sự Kiện Không Thể Có Được, Nxb. Tôn Giáo, tr.658. 

[8] ĐTKVN (2015), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, Chương Năm pháp, Phẩm Vua Munda, Kinh Người Kosala, Nxb. Tôn Giáo, tr.396.

[9] ĐTKVN (1996), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, Chương Ba pháp, Phẩm Chánh giác, Kinh Trước Khi Giác Ngộ, VNCPHVN, tr.468.

[10] ĐTKVN (1996), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, Chương Một pháp, Phẩm Thiền định, Kinh Thật Sự Là Vậy, VNCPHVN, tr.81.

[11] ĐTKVN (1996), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, Chương Bốn pháp, Phẩm Sợ hãi, Kinh Hạng Người Sai Khác, VNCPHVN, tr.54.

[12] ĐTKVN (1996), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, Chương Năm, Phẩm Triền cái, Kinh Sự Kiện Cần Phải Quan Sát, VNCPHVN, tr.422.

[13] ĐTKVN (1996), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, Chương 10, Phẩm Lớn, Kinh Con Sư Tử, VNCPHVN, tr.291.

[14] ĐTKVN (1999), Kinh Tiểu Bộ, tập 1, Kinh Pháp Cú, VNCPHVN, tr.32.

[15] ĐTKVN, (1996), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, Chương Hai pháp, Phẩm Hình phạt, Kinh Hai Loại Tội, VNCPHVN, tr.95.

[16] ĐTKVN (1996), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, Chương Ba pháp, Phẩm Lớn, Kinh Các Vị Ở Kesaputta, VNCPHVN, tr.336.

[17] ĐTKVN (1996), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, Chương Bốn pháp, Phẩm Nghiệp công đức, Kinh Bốn Nghiệp Công Đức, VNCPHVN, tr.677.

[18] Thích Chơn Thiện (2009), Khái niệm Phật học, Nxb. Phương Đông, tr.330.

[19] ĐTKVN (1996), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, Chương Năm pháp, Phẩm Tikandaki, Kinh Con Đường Đến Địa Ngục, VNCPHVN, tr.589.

[20] ĐTKVN (2005), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, Chương Tám pháp, Phẩm Ngày trai giới, Kinh Ngày Trai Giới, Nxb. Tôn Giáo, tr.630.

[21] ĐTKVN (1996), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, Chương Hai pháp, Phẩm Bố Thí, Kinh Bố Thí, VNCPHVN, tr.168.

[22] Thích Chơn Thiện (2009), Phật học khái luận, Nxb. Phương Đông, tr.517.

[23] ĐTKVN (1996), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, chương Năm pháp, phẩm Sumana, Kinh Lợi Ích Và Bố Thí, VNCPHVN, tr.353.

[24] ĐTKVN (1996), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, Chương Ba pháp, Phẩm Người ngu, Kinh Người Ngu, VNCPHVN, tr.182.

[25] ĐTKVN (1996), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, Chương Bốn pháp, Phẩm Chiến sĩ, Kinh Con Đường Sai Lạc, VNCPHVN, tr.159.

[26] ĐTKVN (2005), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 3, Chương Tám pháp, Phẩm Ngày trai giới, Kinh Visākhā, Nxb Tôn Giáo, tr.647.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm