Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 03/08/2017, 11:12 AM

Mùa Vu Lan, nghĩ về chữ Hiếu

Một câu hỏi do trưởng ban biên tập một trang Phật giáo online lớn, với tôi: “Người xuất gia thể hiện chữ hiếu như thế nào?” – Trong khi nói về một cuộc thi viết nhân mùa Vu Lan trước. Ý tứ của vị Trưởng Ban biên tập khiến suy nghĩ của tôi “chệch” khỏi suy tư về chữ hiếu phàm tình...

Đức Phật là người con chí hiếu. Ngài dấn bước từ bỏ hết cuộc sống nhung lụa, để lại sau lưng song thân và phu thê, chuyện thường bị những kẻ ác ý xuyên tạc rằng đấy là trốn bổn phận. Nhưng Ngài tìm đường thực hiện Đại Hiếu với tha nhân và muôn năm, không chấp nhận ràng buộc trong đạo hiếu khuôn mẫu thông thường, như quan niệm hiếu kính của phương Đông cổ là một điển hình minh họa: hiếu với song thân và tổ tiên, sinh động trong “Nhị thập tứ hiếu” bên Trung Hoa - một cẩm nang gối đầu giường về đạo đức căn bản thời xưa.

Đức Phật là một bậc thức giả, theo chuẩn mực Ấn Độ cổ, Ngài ở đỉnh cao. Ngài để lại gia đình, phụ vương cùng mẫu hậu, hoàng hậu và thế tử, cùng hoàng tộc, không phải trong cảnh neo đơn, khốn khó. Thân nhân Ngài có điều kiện sống lý tưởng theo cách nhìn phàm nhân, có quyền lực của một vương quốc lớn, sự phục vụ và vật chất đầy đủ....
 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Và, khi gian nan tầm và ngộ đạo, Ngài gần như rất sớm, quay về độ thân nhân được giác ngộ - hiếu là vậy. Sự giác ngộ của hoàng tộc Thích Ca là một tấm gương sáng chói trong kinh điển Phật giáo. Chữ hiếu của đức Thế Tôn rộng, sâu, trọn vẹn... Ngài hiếu chẳng những với phụ mẫu, lòng từ tỏa khắp nhân gian và muôn năm, sự ấm áp hãy còn mãi đến ngày nay và mai sau. Lập luận về chuyện đức Phật lẩn tránh bổn phận là thô vụng và cạn nghĩ.

Câu chuyện thấm thía được nhắc nhiều trong các bài pháp: Khi có người đàn ông nghèo dâng phẩm thực cúng dường, Đức Phật hỏi: Cha mẹ anh đã no chưa? Đấy là chữ hiếu, giáo huấn về chữ hiếu của Phật. Từ khi đạo Phật ra đời, nghìn năm tăng đoàn trải mình cống hiến phụng sự đạo pháp, giác ngộ quần chúng, tăng ni đủ màu da, chủng tộc và mọi quốc gia tiếp bước đức Thế Tôn, hoằng pháp lợi sinh, thoát ly gia đình, thể hiện chữ hiếu sống động, rộng – sâu và trùm khắp. Đấy là Đại Hiếu.

Chính tăng đoàn đã truyền chữ hiếu, giáo huấn lòng hiếu đến phật tử và quần chúng theo mọi căn cơ, chấn hưng đạo đức, đem hạnh phúc cho mọi nhà.

Mùa Vu Lan lại đến, nhớ lại câu chuyện với anh bạn trưởng Ban biên tập bên tách trà ở Thiền viện Quảng Đức, Sài Gòn, lòng nhẹ nhàng thầm tri ân sự mầu nhiệm của một con đường ánh sáng, nơi mọi giá trị thường tình được thăng hoa, sâu sắc và lấp lánh.

Nam Mô A Di Đà Phật!
Bạc Liêu, 3/8/2017

Nguyễn Thành Công

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm