Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 06/08/2019, 11:29 AM

Mùa Vu Lan về ngôi chùa di sản ký ức thế giới thẩm tương La chốn Phật

Chùa Vĩnh Nghiêm (Đức La), ngôi chùa có lịch sử từ thời Lý - Trần hơn nghìn năm tuổi, nơi tàng giữ một kho mộc bản kinh Phật quý giá, tư liệu ký ức của nhiều đời các vị Tổ sư của chùa để lại cho muôn đời sau hoằng dương Phật pháp đã được đi vào danh sách di sản thế giới.

>>Những ngôi chùa Việt độc đáo 

Ngôi chùa của di sản ký ức thế giới

Một góc chùa Vĩnh Nghiêm. Ảnh: Internet

Một góc chùa Vĩnh Nghiêm. Ảnh: Internet

Ai đi Yên Tử, Quỳnh Lâm

Vĩnh Nghiêm chưa đến thiền tâm chưa đành

Bài liên quan

Đó là câu ca của người xưa nhằm khẳng định vị trí, tầm quan trọng của chùa Vĩnh Nghiêm, còn gọi là chùa Đức La ở Bắc Giang trong dòng chảy của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. 

Trong kỳ họp của Ủy ban Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương diễn ra tại Bangkok - Thái Lan từ 14-16.5.2012, mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm đã được công nhận là Di sản ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2012. Quyết định trên được công bố tại Hội nghị của UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương diễn ra tại Bangkok - Thái Lan vào chiều 16.5.2012.

Ngày 7.10.2012 người dân Bắc Giang và đặc biệt người dân ở thôn Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, Bắc Giang và tăng ni của vùng này sẽ long trọng làm lễ đón nhận Bằng công nhận của UNESCO cho mộc bản kinh Phật của chùa Vĩnh Nghiêm (Đức La - Chùa La) là Di sản ký ức thế giới cùng với một Đại lễ cầu quốc thái dân an.

Một số bản kinh mộc bản.

Một số bản kinh mộc bản.

Bài liên quan

Chùa được dựng ở nơi hợp lưu của sông Lục Nam và sông Thương, nhìn ra ngã ba sông là Lục Đầu Giang - Kiếp Bạc, Cẩm Lý - cửa ngõ ra vào núi Yên Tử, bao quanh chùa có núi Cô Tiên. Tương truyền chùa được dựng từ đầu thời Lý Thái Tổ (1010-1028), tới thời vua Trần Thánh Tông (1258-1278) đều có các vị cao tăng tu hành nên chùa được tu tạo nguy nga, tráng lệ. Khi vua Trần Nhân Tông (1258-1308) từ bỏ ngôi vua đã đến chùa Vĩnh Nghiêm thụ giới, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, sáng lập nên Thiền phái Phật giáo Việt Nam, Ngài cùng hai đệ tử là Pháp Loa và Huyền Quang tạo nên Trúc Lâm Tam tổ của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.

Chùa Vĩnh Nghiêm vốn từ xưa là nơi đào luyện tăng đồ Phật giáo nên là nơi tàng trữ các bộ ván khắc kinh, theo sách nhà chùa để lại "Tàng kinh các" rộng tới 10 gian nhà. Đó là những bộ ván kinh có từ 700 năm nay, là kho sách cổ vô cùng quý giá, như: "Sadi tăng Sa di li tỉ khiêu lỵ" (348 giới luật), bộ "Yên Tử nhật trình" từ thế kỷ 15 (quá trình hình thành phái Trúc Lâm), "Hoa Nghiêm sớ", "Di Đà sớ", "Đại thừa chỉ quán", "Giới kinh ni"... Nhiều kệ ván in kinh vẫn còn. Đó là kho ván khắc in, người xưa gọi là Mộc thư khố, là hiện vật minh chứng chùa Vĩnh Nghiêm từng thống lĩnh 72 chốn tùng lâm.

Nơi lưu giữ món tương la truyền thống 

Bên cạnh là ngôi chùa lưu giữ những di sản ký ức của thế giới, cũng chính tại ngôi chùa này, các nhà sư còn gìn giữ được những bí quyết quan trọng để làm ra một thứ nước chấm truyền thống thường được sử dụng để các bậc tu hành nơi cửa thiền thọ chay sớm chiều, nay đã thành đặc sản được nhiều người ưa chuộng - đó là tương La.

Nếu có dịp hành hương về chùa, quý Phật tử nên một lần thưởng thức đặc sản tương La, sản phẩm thủ công gắn bó bao đời nay với người dân một nắng hai sương.

Các chum đựng tương. Ảnh: Tuổi Trẻ

Các chum đựng tương. Ảnh: Tuổi Trẻ

Đại đức Thích Thanh Vịnh, Phó trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm chia sẻ trên báo Tuổi Trẻ: Món tương được nhà chùa sử dụng thường xuyên trong các bữa cơm chay hàng ngày. 

Bài liên quan

Trải qua thời gian, các vị sư trụ trì ở đây đã truyền dạy những bí quyết làm tương ngon cho các phật tử, nhân dân sinh sống những khu vực lân cận. Vì thế, tương ở đây còn gọi là tương La. 

Người xưa có câu ca: "Ai lên xứ Bắc mà trông/ Đất lành, gạo trắng, nước trong thay là" để gợi đến sự phong, đa dạng và hấp dẫn mà các món ăn truyền thống của người dân Bắc Giang. 

Ngoài chứa đựng yếu tố vật thể, tương La còn chứa đựng những nét văn hóa ẩm thực mang tính phi vật thể, đó là những tri thức, bí quyết, sự tài hoa trong chế biến của người xưa. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật

Chùa Việt 15:18 19/11/2024

Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.

Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai

Chùa Việt 09:00 19/11/2024

Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.

Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa

Chùa Việt 16:47 18/11/2024

Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.

Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang

Chùa Việt 08:50 18/11/2024

Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.

Xem thêm