Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 22/06/2024, 15:38 PM

Về chùa ăn chay

Còn hạnh phúc nào bằng khi về chùa ăn cơm chay. Bữa cơm đạm bạc thôi nhưng chất chứa nhiều điều yêu thương khó tả.

Nhớ hồi nhỏ, cứ mỗi lần đến mồng một, mười lăm Âm lịch hằng tháng, hay những ngày lễ Phật, tôi hay lót tót theo ba mẹ đi chùa. Gia đình tôi theo đạo Phật, nên việc đến chùa đốt nhang lạy Phật là lẽ tất nhiên. Tuy vậy, cứ mỗi lần mẹ chuẩn bị đến chùa là tôi lại háo hức như đi chợ Tết. Bởi đến chùa, không gian thanh tịnh, trang nghiêm làm cho ai nấy cũng tĩnh tâm, nhẹ nhàng, vứt bỏ mọi lo âu, phiền muộn. Dù là trẻ con, nhưng với truyền thống Phật giáo, tôi đã được thụ hưởng những tinh hoa giáo lý Phật giáo, cũng như phong cách nhà chùa nên thấy lòng quảng lượng, trưởng thành lắm lắm.

Thường sau khi đốt nhang khấn Phật xong, tôi và mẹ chưa về vội mà nán lại sau chùa gửi chút thực phẩm chay, phụ các sư dọn dẹp đồ đạc, phụ chuyện bếp núc, trưng bày trái cây cúng Phật. Nhờ có các Phật tử như mẹ tôi mà nhà chùa vẽ ra được nhiều món ăn chay lạ mắt, ngon miệng, độc đáo, ai nhìn cũng phải thèm. Người lớn thì bận rộn việc làm cơm chay, trong khi trẻ con như tôi thì lại đói bụng. Khi nhìn thấy những món ăn bắt mắt, ngon miệng, tôi không thể nào kiềm nén tiếng trống réo gọi của bao tử, thèm thuồng của vị giác.

Níu vạt áo của mẹ, tôi nói hồn nhiên: “Mẹ, con muốn ăn! Con đói bụng quá!”. Bao giờ cũng thế, mẹ xoa đầu tôi, bảo: “Chờ tí đi con trai. Đợi cúng Phật, làm lễ xong xong, mẹ sẽ cho con ăn thoải mái. Con nhớ, phải biết nguyên tắc này, không được đòi hỏi, rõ chưa!”. Mặt tiu nghỉu vì đói bụng nhưng tôi vẫn ráng cười: “Dạ!”.

Bữa ăn được dọn ra ngay sau đó. Rất nhiều Phật tử ngồi vào bàn ăn trong nụ cười trìu mến. Đâu đó rơi rớt những giọt mồ hôi hạnh phúc, ấm lòng. Sau khi trụ trì tụng kinh cầu nguyện xong, mọi người dùng đũa thọ trai. Chao ôi, tôi chỉ chờ đến lúc này để mà nhanh tay dùng đũa gắp thức ăn. Mẹ nhắc khéo: “Ăn từ tốn thôi con, đừng phàm ăn như thế, mọi người nhìn kìa!”. Vội rụt tay lại, tôi nhẹ nhàng gắp mỗi món một ít cho vào chén. Phải công nhận rằng các món chay ở chùa làm rất ngon. Đồ chay luôn mặc định là ngán, bởi chỉ có thực phẩm làm từ rau, củ, quả. Nhưng qua bàn tay của các Phật tử như mẹ tôi, các sư khéo léo đã làm nên nhiều món chay rẻ tiền nhưng không kém phần quyến rũ.

Nhờ đến chùa ăn chay, tôi mới nhận ra mình có thêm nhiều kinh nghiệm sống, được học hỏi từ Phật tử, nhà chùa.

Nhờ đến chùa ăn chay, tôi mới nhận ra mình có thêm nhiều kinh nghiệm sống, được học hỏi từ Phật tử, nhà chùa.

Thấy thằng nhóc như tôi khoái các món ăn chay, quý sư đã kêu mẹ tôi mang một ít về nhà cho tôi dùng. Mẹ từ chối vì ngại, nhưng tôi lại vô tư xin về.

Dù không ăn chay trường, nhưng với thói quen đó ngay từ nhỏ nên cứ hễ đến ngày mồng một, rằm, những ngày lễ lớn trong năm, tôi thường đến chùa đốt nhang khấn Phật, mang chút ít tấm lòng của mình, là những quà rau, củ, quả đến để góp phần làm cho những món ăn chay thêm phần phong phú, ngon miệng. Vì thế mà tôi ghiền ăn chay.

Nhờ đến chùa ăn chay, tôi mới nhận ra mình có thêm nhiều kinh nghiệm sống, được học hỏi từ Phật tử, nhà chùa. Đến chùa, cho tôi cảm giác an toàn, ấm cúng khi quỳ trước Phật đài. Tôi thấy mình khỏe thêm, trẻ ra khi không gian chốn trang nghiêm thanh tịnh, trong lành. Hít một hơi thật sâu, mọi điều muộn phiền, lo lắng đều tan biến vào không gian vô thường.

Về chùa, ngoài sư ra, tôi được quen nhiều người bạn mới đáng yêu, có cùng chung đạo, chung lý tưởng sống, chung lòng từ tâm. Họ chia sẻ cho tôi nhiều kinh nghiệm sống đáng quý, nơi mà bên ngoài xã hội tôi rất hiếm tiếp nhận được. Mỗi người góp một ít vốn sống (kể cả tôi) đã làm cho cộng đồng thêm phần nhân hậu, rộng lượng, bao dung. Khi tôi vấp ngã, họ là chỗ dựa tinh thần to lớn, sau gia đình tôi.

Tôi lại học được nhiều kỹ năng làm bếp, biết tự tay nấu thức ăn và làm được nhiều việc lặt vặt khác. Đó là chân lý sống: “muốn ăn phải lăn vào bếp”. Nhìn thấy mọi người cười nói huyên thuyên, vui vẻ, pha trò rôm rả, tôi cảm thấy lòng mình ấm cúng, như một gia đình thứ hai.

Về chùa ăn chay, không đơn thuần chỉ để ăn, mà để cảm nhận và học hỏi thêm nhiều điều yêu thương, may mắn trong cuộc sống này!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự màu nhiệm của Chú Dược Sư

Góc nhìn Phật tử 17:21 28/09/2024

Tôi đã nghe qua nhiều câu chuyện về sự linh ứng của việc trì tụng chú Dược Sư, nhưng mãi đến khi trực tiếp trải nghiệm, tôi mới thật sự thấu hiểu sâu sắc sức mạnh của lòng thành kính và niềm tin vào giáo lý nhà Phật.

Ngôi chùa trong tâm

Góc nhìn Phật tử 16:53 28/09/2024

Mỗi một hành động có sự chiếu soi của chánh niệm tỉnh thức, là ta đang đảnh lễ được đức Phật trong tâm. Mỗi một việc làm có sự kết hợp của từ bi, bình đẳng là ta đang sống được với Pháp bảo.

Vai trò của người Phật tử trẻ với sứ mệnh xiển dương đạo Pháp

Góc nhìn Phật tử 16:33 28/09/2024

Là một người Phật tử trẻ, tôi nhận thấy rằng sứ mệnh xiển dương đạo Pháp không chỉ là trách nhiệm của những người tu hành, mà còn là nhiệm vụ của tất cả chúng ta – những người may mắn được tiếp cận với giáo lý từ bi, trí tuệ và tỉnh thức.

Biết khi nào mới đủ?

Góc nhìn Phật tử 10:10 28/09/2024

Trong cuộc đời mỗi người, chúng ta thường tự hỏi: “Bao giờ mới là đủ?” Khi còn trẻ, tôi cũng như nhiều người khác, luôn nghĩ rằng chỉ cần có thêm một chút nữa – thêm tiền, thêm thành công, thêm sự công nhận – tôi sẽ cảm thấy đủ đầy và hạnh phúc.

Xem thêm