Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 06/01/2019, 15:00 PM

Muốn tiêu trừ nghiệp chướng hãy niệm thần chú Địa Tạng Vương Bồ Tát

Thần chú Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong những thần chú phổ biến trong Phật giáo Đại Thừa. Ngài thường được gọi là Bồ tát của chúng sinh dưới địa ngục.

>PHẬT GIÁO THƯỜNG THỨC

Bài liên quan

Một số người theo Phật giáo Đại Thừa có niềm tin về cõi địa ngục và ngã quỷ, những linh hồn nhiều phiền não và hận thù bằng một cách nào đó có thể liên lạc với người sống và quấy phá họ. Vì thế, trong Đại Thừa, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều vị Bồ Tát được cho là có thể giúp loại bỏ những linh hồn quấy rối này.

Nếu bạn gặp bất cứ sự cố nào gây ra bởi các linh hồn, hãy nghĩ đến Địa Tạng Vương Bồ Tát và niệm danh hiệu Ngài nhiều lần. Bồ Tát thường được cầu nguyện bởi những người nghèo, bệnh tật, chán nản và những người hay gặp rắc rối với những cơn ác mộng hay các hồn ma vất vưỡng.

Tại Nhật Bản, Bồ Tát Địa Tạng rất được kính trọng, những pho tượng của Ngài xuất hiện rất nhiều, đặc biệt là trong các nghĩa trang và các khu nghỉ mát. Theo truyền thống, Bồ Tát đã được thờ cúng như là người giám hộ của linh hồn Mizuko, linh hồn của thai nhi bị sẩy thai hoặc bị hủy bỏ. Nhân viên cứu hỏa cũng được tin là dưới sự bảo vệ của Ngài.

Nếu bạn gặp bất cứ sự cố nào gây ra bởi các linh hồn, hãy nghĩ đến Địa Tạng Vương Bồ tát và niệm danh hiệu Ngài nhiều lần. Bồ tát thường được cầu nguyện bởi những người nghèo, bệnh tật, chán nản và những người hay gặp rắc rối với những cơn ác mộng hay các hồn ma vất vưỡng. Ảnh minh họa

Nếu bạn gặp bất cứ sự cố nào gây ra bởi các linh hồn, hãy nghĩ đến Địa Tạng Vương Bồ tát và niệm danh hiệu Ngài nhiều lần. Bồ tát thường được cầu nguyện bởi những người nghèo, bệnh tật, chán nản và những người hay gặp rắc rối với những cơn ác mộng hay các hồn ma vất vưỡng. Ảnh minh họa

Đôi nét về Địa Tạng Vương Bồ Tát?

Bài liên quan

Địa Tạng Vương (tiếng Phạn: Ksitigarbha Bodhisattva – tiếng Nhật: Jizo) thường được gọi là Bồ Tát của chúng sinh dưới địa ngục, vì lời nguyện sẽ không đạt được Phật quả cho đến khi địa ngục hoàn toàn trống rỗng.

Ngoài những đau khổ dưới địa ngục, Bồ Tát còn giúp chúng sinh trong các cõi khác, ví dụ như: con người, a-tu-la, ngạ quỷ, động vật và côn trùng. Ngài hy vọng bằng cách giảng dạy tất cả các sinh vật này, sẽ có thể ngăn chặn họ phạm tội nhiều hơn, và do đó giúp họ chấm dứt những đau khổ liên tục của họ.

Địa Tạng Vương Bồ Tát thường bị nhầm lẫn với Đường Tam Tạng, một tu sĩ thời nhà Đường, người đã thực hiện một hành trình nguy hiểm để có được kinh điển Phật giáo. Đó là bởi vì cả hai đều mặc áo choàng sư và đội một cái vương miện trên đầu.

Địa Tạng Vương (tiếng Phạn: Ksitigarbha Bodhisattva – tiếng Nhật: Jizo) thường được gọi là Bồ tát của chúng sinh dưới địa ngục, vì lời nguyện sẽ không đạt được Phật quả cho đến khi địa ngục hoàn toàn trống rỗng. Ảnh minh họa

Địa Tạng Vương (tiếng Phạn: Ksitigarbha Bodhisattva – tiếng Nhật: Jizo) thường được gọi là Bồ tát của chúng sinh dưới địa ngục, vì lời nguyện sẽ không đạt được Phật quả cho đến khi địa ngục hoàn toàn trống rỗng. Ảnh minh họa

Trên khắp châu Á, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều thần chú cầu nguyện phước lành từ Bồ Tát Địa Tạng Vương. Thần chú được cho là từ các vị Phật bằng số hạt cát của sông Ganga. Ngài đã cúng dường cho họ và sau đó nhận được thần chú này.

Trong kinh Địa Tạng, đức Phật tuyên bố rằng, cách đây một khoảng thời gian, Địa Tạng Vương Bồ Tát là một nữ tu Bà la môn (Brahmin), người đã trăn trở sâu sắc với linh hồn của người mẹ bị đầy xuống địa ngục vì đã phỉ báng “Tam bảo” là Phật, Pháp và Tăng. Cô đã bán bất cứ thứ gì cô có và sử dụng tiền để mua đồ lễ cúng dường thờ phượng đức Phật hàng ngày nhằm cứu mẹ cô khỏi địa ngục.

Một ngày nọ, khi cô đang cầu nguyện trong đền thờ, cô nghe thấy đức Phật bảo cô hãy về nhà, ngồi xuống và niệm tên của mình. Khi làm như lời dạy của đức Phật, cô thấy mình đã chuyển đến địa ngục, nơi người giám hộ nói với cô rằng, mẹ cô đã đạt được nhiều thành tích nhờ lời cầu nguyện chân thành của cô và không còn ở địa ngục nữa.

Nội dung thần chú Địa Tạng Vương Bồ Tát

Bài liên quan

Phiên bản dài:

CHHIM BHO CHHIM BHO CHIM CHHIM BHO / AKASHA CHHIM BHO / VAKARA CHHIM BHO / AMAVARA CHHIM BHO / VARA CHHIM BHO / VACHIRA CHHIM BHO / AROGA CHHIM BHO / DHARMA CHHIM BHO / SATEVA CHHIM BHO / SATENI HALA CHHIM BHO / VIVA ROKA SHAVA CHHIM BHO / UVA SHAMA CHHIM BHO / NAYANA CHHIM BHO / PRAJÑA SAMA MONI RATNA CHHIM BHO / KSHANA CHHIM BHO / VISHEMA VARIYA CHHIM BHO / SHASI TALA MAVA CHHIM BHO / VI AH DRASO TAMA HELE / DAM VE YAM VE / CHAKRASE / CHAKRA VASILE / KSHILI PHILE KARAVA / VARA VARITE / MADERE PRARAVE / PARECHARA BHANDHANE / ARADANE / PHAN CHI CHA CHA / HILE MILE AKHATA THAGEKHE / THAGAKHI LO / THHARE THHARE MILE MADHE / NANTE KULE MILE / ANG KU CHITABHE / ARAI GYIRE VARA GYIRE / KUTA SHAMAMALE / TONAGYE TONAGYE / TONAGULE / HURU HURU HURU / KULO STO MILE / MORITO / MIRITA / BHANDHATA / KARA KHAM REM / HURU HURU

Phiên bản ngắn:

Oṃ Ha Ha Ha Vismaye Svāhā – Om Ha Ha Ha Win Sam Mo Ti So Ha

Om / Namo Ksitigarbha Bodhisattva hoặc Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát

Om Pramardane Svaha

Namo Di Zhang Wang Pu sa

Om Ah Kshiti Garbha Thaleng Hum

Tụng niệm thần chú Địa Tạng Vương có lợi ích gì?

Khi chúng ta gặp khó khăn trong cuộc sống, có thể tụng thần chú Địa Tạng Vương Bồ tát. Tụng niệm thần chú này 108 lần mỗi ngày sẽ giúp hóa giải mọi khó khăn, đau khổ của một người. Thần chú cũng được dùng cho việc tiêu trừ nghiệp chướng và xóa bỏ những trở ngại trong việc thực hành các phương pháp bí truyền của Mật Tông Tây Tạng.

Ở Việt Nam, kinh Địa Tạng thừa được dùng cho việc cầu siêu, ma chay hay tuần thất (giai đoạn Thân trung ấm 49 ngày).

“Việc thực hành tụng niệm thần chú Địa Tạng Vương đặc biệt có lợi cho những người có vấn đề về sức khoẻ nghiêm trọng, những vấn đề nặng nề, khó khăn về tài chính hoặc đang gặp nguy hiểm như thiên tai, động đất…” – Lama Zopa Rinpoche.

Tuy nhiên điều tiên quyết mà quý vị cần chú ý khi trì tụng bất kỳ một thần chú nào đó là sự thành tâm, hướng thiện, hướng về những điều tốt đẹp, ghi nhớ và học theo hạnh của Đức Phật. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tuỳ duyên mà đi hay ở

Kiến thức 08:30 20/04/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo: Chư Tỷ kheo, Ta sẽ giảng pháp môn về khu rừng. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ. 

Phàm thánh cũng từ đây

Kiến thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Kiến thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Hiểu về tâm hỷ

Kiến thức 10:30 19/04/2024

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Xem thêm