Đọc thần chú Phật Di Lặc để giúp cuộc sống hạnh phúc

Theo kinh điển, Phật di Lặc là biểu tượng tuyệt đối của hạnh phúc, hóa giải những buồn phiền, giận dữ, áp lực hay căng thẳng của con người thành hạnh phúc.

Phật Di Lặc là vị Phật tương lai sẽ tái sinh vào cõi Ta-bà để giảng dạy pháp và mang lại nhiều niềm vui hạnh phúc cho tất cả chúng sinh trong toàn cõi. Ngài còn là biểu tượng của sự hài hòa, niềm vui vô tư lự, đem lại tiếng cười, sự thoải mái trong tâm hồn, Ngài mang lại vận may và sự tốt lành và sức khỏe. Vì thế, nhiều Phật tử thường xuyên trì tụng thần chú Phật Di Lặc để chào đón Ngài, hy vọng một cuộc sống nhiều may mắn và hạnh phúc trong tương lai.

Bài liên quan

Giới thiệu khái quát về Phật Di Lặc

Phật Di Lặc là vị Phật tương lai hiện đang sống ở cõi trời Tusita; một cảnh giới mà tất cả các vị Bồ tát hay Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cho là đã cư trú trước khi tái sinh trên trái đất để trở thành Phật.

Ngài thường gọi là “Phật hạnh phúc” hay “Phật cười”. Người ta nói rằng, Phật Di Lặc luôn tươi cười vì Ngài hạnh phúc trong việc làm giảm tất cả đau khổ của chúng sinh.

Theo truyền thống Phật giáo, Ngài là một vị Bồ tát sẽ xuất hiện trên trái đất, đạt được giác ngộ hoàn toàn và dạy pháp thuần khiết. Lời tiên tri về sự xuất hiện của Phật Di Lặc đề cập đến một thời điểm trong tương lai khi giáo pháp bị lãng quên trên thế giới. Nó được tìm thấy trong văn bản của nhiều trường phái Phật giáo, bao gồm cả Phật giáo Nguyên Thủy.

Đọc thần chú Phật Di Lặc để giúp cuộc sống hạnh phúc 1

Đức Phật Di Lặc là biểu trưng cho sự hài hòa, niềm vui vô hạn, do đó khi xuất hiện trên trái đất, Ngài sẽ giảng yêu thương – lòng tốt và truyền cảm hứng cho người khác đi theo một con đường đạo đức để giác ngộ

Đức Phật Di Lặc là biểu trưng cho sự hài hòa, niềm vui vô hạn, do đó khi xuất hiện trên trái đất, Ngài sẽ giảng yêu thương – lòng tốt và truyền cảm hứng cho người khác đi theo một con đường đạo đức để giác ngộ.

Ngoài ra, một số người tin rằng bằng cách xây dựng nhiều bức tượng Di Lặc hoặc trì tụng thần chú, thì khoảng thời gian giữa Phật Thích Ca và Di Lặc sẽ được rút ngắn.

Một trong những lợi ích chung của việc xây tượng hoặc tụng niệm thần chú Phật Di Lặc là sau khi các giáo lý của Đức Phật Thích Ca không còn tồn tại trên thế giới, khi Phật Di Lặc đến, những người đã giúp xây dựng các bức tượng hoặc niệm thần chú sẽ là một trong số đệ tử đầu tiên và nhận được lời giảng trực tiếp từ Ngài.

Trì tụng thần chú Phật di Lặc có lợi ích gì?

Ngoài việc xây tượng và thờ phượng Phật Di Lặc, mọi người có thể niệm danh hiệu hoặc trì tụng thần chú Phật Di Lặc để được Ngài gia hộ.

Bắt đầu với động lực phát triển Tâm Bồ đề và trong khi trì tụng thần chú Phật Di Lặc, hãy hình dung tình yêu thương bên trong phát ra và hướng đến tất cả chúng sinh. Sau đó, bạn phải hiện thực hóa bằng những hành động cụ thể nhằm mang lại hạnh phúc cho người khác (phóng sinh, từ thiện và năng nổ trong Phật sự).

Đọc thần chú Phật Di Lặc để giúp cuộc sống hạnh phúc 2

Phật Di Lặc biểu hiện của lòng từ, tình yêu thương với tất cả chúng ta chúng sinh

Namo Ratna Trayaya – Namo Bhagavatay Shakyamuniyay

Tatagataya – Arhatay Samyak Sambuddhaya – Tayata

Om Ajitay Ajitay Aparajitay – Ajitanchaya

Hara Hara Maitri Avalokitay

Kara Kara Maha Samaya Siddhi

Bara Bara Maha Bodhi Menda Bidza

Mara Mara Ayma Kam Samaya

Bodhi Bodhi Maha Bodhi Soha

Phiên bản ngắn:

Om maitri maitreya maha karuna ye.

Oṃ maitri mahāmaitri maitriye svāhā

Mặc dù Di Lặc là một vị Bồ tát, nhưng Ngài vẫn thường được tôn thờ như một vị Phật với dự đoán về việc trở thành vị Phật tương lai. Nhiều Phật tử theo Đại Thừa, đặc biệt là người Trung Hoa thường xuyên cầu nguyện và trì tụng thần chú Phật Di Lặc để mang lại may mắn, giàu có và hạnh phúc trong cuộc sống.

Tuy nhiên, lợi ích chính của việc trì tụng thần chú của Phật Di Lặc là: Tái sinh vào cõi trời Tusita, một vùng đất tinh khiết để tiếp tục tu tập; Đạt được công đức đầy đủ để có thể tái sinh vào thời điểm mà Phật Di Lặc xuất hiện trên trái đất, nghe lời dạy trực tiếp của Ngài và giải thoát hoàn toàn.

Bài liên quan

Phật Di Lặc biểu hiện của lòng từ, tình yêu thương với tất cả chúng ta chúng sinh. Do đó, nếu bạn thường xuyện tụng niệm thần chú Phật Di Lặc mà vẫn còn ích kỷ, nhỏ mọn, ghanh ghét thì có lẽ là bạn đang hành trì sai phương pháp.

Hãy mở tấm lòng ra với nhiều người, không chỉ với người thân, bạn bè mà nhiều người hơn nữa trong cuộc sống của bạn. Noi theo lý tưởng sống của Phật Di Lặc, suy nghĩ và hành động tích cực để mang niềm vui, hạnh phúc đến cuộc sống của mọi người. Và khi đó cuộc sống của bạn, hạnh phúc sẽ thường xuyên xuất hiện.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm chủ căn tai để tâm thanh tịnh sáng suốt

Phật giáo thường thức 11:03 17/03/2025

Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh, những lời hằn học, ác độc, khích bác lẫn nhau. Cho nên, ta phải biết huân tập vào mình những âm thanh tốt đẹp và không chất chứa những âm thanh hỗn tạp thì tinh thần mới an ổn, nhẹ nhàng, mà nói và làm vì lợi ích cho mình và người.

Bồ-tát Quán Thế Âm - huyền thoại và lịch sử

Phật giáo thường thức 10:14 17/03/2025

Bồ-tát Quán Thế Âm là biểu trưng của tình thương, che chở và cứu giúp, gọi là từ bi. Khi trong ta có từ bi, vậy là Bồ-tát đang có mặt trong ta, ta chính là một phần hóa thân của Bồ-tát. Ngài còn biểu trưng cho hạnh lắng nghe. Nghe tiếng đau khổ, lo toan, sợ hãi… của mọi người và mọi loài.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Phật giáo thường thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Đức Thế tôn giảng như thế nào về việc "vái tứ phương"?

Phật giáo thường thức 09:48 17/03/2025

Thế Tôn giảng thuyết những lời phương tiện để làm sáng tỏ ý nghĩa vái lạy 4 phương (Đông, Tây, Nam, Bắc) và 2 hướng trên dưới (Trời, Đất) theo tinh thần thực hành Chính pháp trong đời sống con người.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo