Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 10/11/2021, 11:56 AM

Năm 2022 theo Âm lịch là năm con gì?

Năm 2022 theo Âm lịch là năm Nhâm Dần (Thiên Can là Nhâm, Địa Chi là Dần), là năm con hổ – con giáp thứ ba trong 12 con giáp.

Năm 2022 là năm con gì?

Mỗi năm sinh khác nhau sẽ có một tên gọi khác nhau, tên gọi này là sự hình thành từ 10 thiên can và 12 địa chi theo chu kỳ 60 năm lặp lại một lần. Năm 2022 theo Âm lịch là năm Nhâm Dần (Thiên Can là Nhâm, Địa Chi là Dần), là năm con hổ – con giáp thứ ba trong 12 con giáp. Năm Nhâm Dần 2022 bắt đầu vào ngày 01/2/2022 và kết thúc vào ngày 21/1/2023 theo Dương lịch.

Đặc tính con giáp của Hổ

Trong vai trò của 12 con giáp, hổ đứng ở phương Đông, cung Dần, góc vuông thứ nhất của môn toán gắn với Nam Á nên quả nhiên ở vùng này có rất nhiều từ để gọi hổ. Đây là một chứng minh rất quan trọng với ngữ học quốc tế vì ngữ học gắn với mẹ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người cho biết: "Tính cách con giáp của hổ là tính cách của một năm mạnh mẽ nhất về sức khỏe, sung mãn về làm ăn kinh tế, mở mang về học vấn và tính vượng… khí của trục Dần Thân đầy sức chi định".

Năm 2022 theo Âm lịch là năm Nhâm Dần.

Năm 2022 theo Âm lịch là năm Nhâm Dần.

Quan điểm của Phật giáo về phong thủy

Hình tượng con Hổ trong điêu khắc cổ Việt Nam

Chỉ đến thời Lý-Trần (thế kỷ XI-XIV) và thời Lê sơ (thế kỷ XV) tượng Hổ gắn liền với những thần tích, huyền tích của một số nhân vật đặc biệt trong lịch sử. Pho tượng Thiền sư Vạn Hạnh (vị cố vấn chính trị của hai triều Tiền Lê và Lý) thờ ở chùa Tiêu (Tương Giang, Từ Sơn-Bắc Ninh) được đúc bằng đồng  trong tư thế ngài cưỡi Hổ xanh. Dân gian truyền tụng rằng: đương thời dư luận đồn đại vua Lý Công Uẩn là con đẻ của Thiền sư Vạn Hạnh. Nghe vậy, Thiền sư mới lên chùa chỉ tay vào con Hổ  (đắp đất) ở trước cổng chùa mà thề: nếu kẻ tu hành này có tà tâm và luyến ái trần tục thì con Hổ đất kia mãi mãi là Hổ đất. Nhược bằng không phải như thế thì con Hổ đất sẽ hóa thành Hổ thật. Lời cầu ứng nghiệm, Hổ đất bỗng gầm lên biến thành Hổ xanh để cho Thiền sư Vạn Hạnh cưỡi. Bóc tước những lớp vỏ bọc huyền hoặc thần bí có thể giải mã hình tượng Hổ xanh thể hiện khung cảnh thiên nhiên, ngoại cảnh ngoại vật của đời sống lúc bấy giờ (vùng Từ Sơn nhất là khu vực chùa Tiêu vốn là rừng rậm, đầm lầy có thú dữ) và hành động cưỡi Hổ tượng trưng cho công quả tu hành của bậc cao tăng trí giả biết chế ngự tâm ý vô thường, bất ổn trong quá trình Thiền định.

Tượng Hổ ở lăng Thái sư Trần Thủ Độ (Vũ Thư - Thái Bình) dài 1,40m có khối hình không to hơn Hổ thực ngoài đời, nó  mở đầu cho hệ thống tượng lăng mộ. Cơ thể con vật uyển chuyển nằm xoài trên bệ, dáng điệu ung dung tự tại, đầu hơi ngóc lên, mắt hướng về phía trước, đôi tai dỏng lên như đón nghe một tiếng động nào vọng từ nơi xa thẳm; tất cả được quy vào nhịp điệu và kết cấu khối đơn giản trong cơ học bản thân của mãnh thú. Trong sự tĩnh lặng như Thiền đã tiềm tàng một sức bật mạnh mẽ, siêu phàm. Cái đuôi Hổ là cả một khối kỷ hà vuông thành, sắc cạnh,  gần như phi lý ấy có thể coi như một điểm nhấn ấn tượng nhất để biểu cảm sức mạnh vũ bão “vân tòng Long, phong tòng Hổ”, một  khi đã quật đuôi Chúa sơn lâm xuống thì có thể bừng dậy bất thần để làm nên bao chuyện "kinh thiên động địa". Nghệ thuật tả thực và cách điệu đã kết hợp nhuần nhị trong tác phẩm đầy màu sắc sử thi hoành tráng này. Âu cũng là một đặc trưng của điêu khắc thời Trần.

Tính cách con giáp của hổ là tính cách của một năm mạnh mẽ nhất về sức khỏe, sung mãn về làm ăn kinh tế, mở mang về học vấn và tính vượng… khí của trục Dần Thân đầy sức chi định

Tính cách con giáp của hổ là tính cách của một năm mạnh mẽ nhất về sức khỏe, sung mãn về làm ăn kinh tế, mở mang về học vấn và tính vượng… khí của trục Dần Thân đầy sức chi định

Thuật phong thủy và quan điểm của Phật giáo

Hổ ở lăng Trần Thủ Độ có thể ví như chân dung Trần Thủ Độ - một nhân vật rường cột Nhà Trần sinh vào năm Giáp Dần năm 1194, giàu sức mạnh quyết đoán, hành động táo bạo và lắm mưu lược (thực tế Thái sư Trần Thủ Độ đã nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng gần 40 năm (1226-1264). Công lao của Trần Thủ Độ đã được nhân dân đánh giá trên hai câu đối treo ở đền thờ ông.

Công đáo vu kim, bất đán Trần gia nhị bách tải

Luận định thiên cổ, kỳ tại Nam thiên đệ nhất lưu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Bài học nhân sinh từ những cơn bão

Kiến thức 09:00 02/11/2024

Bão tố dạy ta về sự vô thường - một bài học căn bản mà ta vẫn thường quên trong cuộc sống hằng ngày. Đời sống là một chuỗi những đổi thay liên tục, không có gì là vĩnh cửu, không có gì là bất biến.

Xem thêm