Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 05/12/2013, 11:59 AM

Nam Định: Khánh thành chùa Hoành Nha Chính giai đoạn I

Trong hai ngày 02, 03/11/Quý Tỵ (04, 05/12/2013), tại chùa Hoành Nha Chính (Hưng Long), xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, TT.Thích Tâm Thiệu - Phó BTS GHPGVN tỉnh Nam Định cùng nhân dân địa phương đã long trọng tổ chức lễ cắt băng khánh thành giai đoạn I.

Về chứng minh và tham dự buổi lễ có đông đủ Chư tôn đức chứng minh BTS các huyện Xuân Trường, Trực Ninh; Chư tôn đức trong ban thường trực BTS tỉnh Nam Định; Chư tôn đức tăng, ni địa phương cùng về tham dự.

Đại diện chính quyền các cấp, đại diện tôn giáo bạn, quý vị lãnh đạo của 22 xã và thị trấn trong toàn huyện cùng sự hiện diện của đông đạo các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh đồng tham dự.
 
 
 
Theo sử sách, làng Hoành Nha là vùng đất được hình thành sớm nhất của huyện Giao Thủy (vào thế kỷ XV), từ đây cha ông ta miệt mài quai đê, lấn biển, khai khẩn đất hoang lập thêm nhiều làng xã mới như: Hoành Nhất (Hoành Đông), Hoành Nhị, Hoành Tam, Hoành Tứ, Duyên Thọ, Tiên Chưởng, Sa Châu, Đan Phượng, Thanh Khiết, Văn Trì, Quất Lâm...Nơi đây ghi dấu nhiều chứng tích gắn với nền văn hóa mở đất của quê hương Giao Thủy, trong đó nổi bật là quần thể Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Hoành Nha.

Năm 1428, sau khi chiến thắng quân xâm lược nhà Minh, triều đình nhà Lê khuyến khích khai hoang, quai đê, lấn biển. Hoành Nha lúc bấy giờ còn là vùng đất sình lầy hoang hóa. Vào thời vua Lê Nhân Tông, niên hiệu Dinh Niên thứ 3 (1456) có dòng họ Nguyễn từ làng Hoành Nha ở phía Bắc thành phố Nam Định xuống đây quai đê lấn biển, lập nên làng xã mới cũng lấy tên là Hòe Nha (thuộc Phủ Thiên Trường, Trấn Sơn Nam). Về sau các dòng họ Hoàng, Lê, Vũ, Phạm, Từ, Trịnh… ở Hòa Bình, Hà Nam tiếp tục xuống khai khẩn đất hoang mở rộng làng xã.
 
 
 
Sau khi Ấp Hoành Nha thành lập, vào khoảng nửa sau thế kỷ XV nhân dân địa phương đã dựng chùa thờ Phật, dựng đền thờ Thành hoàng. 

Đến năm 1787, địa phương bị một trận lụt lớn, dân làng phải chuyển về phía Hà Lạn. Trải qua thời gian, khu di tích đình - đền - chùa ở Hoành Nha đã bị hư hỏng nghiêm trọng, nhân dân địa phương tiếp tục tu sửa nhất là vào thế kỷ thứ XIX nên toàn bộ công trình mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn.

Trong thời kháng chiến chống Pháp, khu di tích Hoành Nha vừa là nơi tập luyện quân sự của dân quân du kích, vừa là cơ sở bí mật đưa đón cán bộ địa phương và Trung ương đi về hoạt động. Trong thời gian địch chiếm đóng, các ông: Lê Đức Thọ, Đặng Xuân Thiều, Đinh Đức Thiện đã từng về đây hoạt động cách mạng.

Hàng năm vào tháng 2 âm lịch, nhân dân làng Hoành Nha tổ chức lễ rước từ đình thôn Chính, đình thôn Trung về thôn Thượng để mở hội. Các lão ông, lão bà được mời dự yến lão để tỏ lòng kính trọng của con cháu đối với các bậc cao niên. 

Với những giá trị về lịch sử, kiến trúc, văn hóa và nghệ thuật tiêu biểu, khu quần thể di tích Hoành Nha đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1992.

Trải qua thời gian và nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, nhiều hạng mục của khu di tích đã bị xuống cấp nghiêm trọng nên Thượng tọa trụ trì đã cùng nhân dân địa phương đã khởi công trùng tu, tái thiết lại cảnh quan nơi đây vào ngày 18/06/2009 (tức ngày 26/05/Kỷ Sửu).
 
 
Năm 2010, xây dựng Tăng đường và Trai đường

Năm 2011, xây dựng Quân Âm các và ao Giải thoát

Năm 2013, xây dựng cổng làng…

Được biết nơi đây còn là Trụ sở của BTS GHPGVN huyện Giao Thủy, Trường hạ cơ cở III, nơi cấm túc an cư cho Tăng Ni cho ba huyện miền dưới là Giao Thủy, Xuân Trường và Hải Hậu của tỉnh Nam Định.

Theo Báo cáo xây dựng cho biết, đến thời điểm này, trải qua hơn 4 năm xây dựng tích cực và khẩn trương với số tiền khoảng 10 tỷ đồng nhiều hạng mục công trình đã được hoàn thiện đúng tiến độ đề ra như Chính điện, Tăng đường, Trai đường,… điều này đáp ứng phần nào nhu cầu tu học của Tăng Ni cũng như Phật tử địa phương trong tiến trình đổi mới và đi lên của đạo Phật và dân tộc.

Quả thật, đúng là:

“Chùa là xứ sở của dân ta
Chùa giữa làng quê nghĩa đậm đà
Chùa để tình thương cho nhân loại
Chùa gieo hạnh phúc khắp gần xa”.


Tin: Điều Ngự Tử - Ảnh: Tục Nhân
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm