Năm tháng không chờ đợi, đừng nên hẹn lại ngày mai
Phật dạy mạng người ở trong một hơi thở, thở ra mà không thở vào nữa là đời tàn! Bất luận lúc nào, giờ phút nào, con người cũng có thể chết được, không một ai có đủ tài năng bảo đảm đời sống vững chắc lâu dài.
Trên con đường tu hành, việc niệm Phật là một việc vừa cần thiết, vừa cấp bách. Hễ gặp dịp tu là tu liền, gặp dịp niệm được là niệm ngay, chớ nên chần chờ để cho thời gian luống trôi qua một cách vô ích.
Phật dạy mạng người ở trong một hơi thở, thở ra mà không thở vào nữa là đời tàn! Bất luận lúc nào, giờ phút nào, con người cũng có thể chết được, không một ai có đủ tài năng bảo đảm đời sống vững chắc lâu dài. Thế gian có câu ca rằng: "Đời người khác thể bóng câu, sớm còn tối mất biết đâu mà lường".
Sự thật đơn giản và phũ phàng ấy, từ Thánh nhân cho đến thế tục, không ai là không xác nhận. Sinh hữu hạn, tử vô kỳ, cho nên muốn kịp thời đối phó với cái chết bất thần, ta không nên để lỡ một thời gian nào trôi qua mà không tu niệm. Bất cứ lúc nào tu được, niệm được thì phải gấp rút và tinh tấn hành trì; có thế lúc lâm chung mới tránh khỏi cảnh hoang mang tay quàng chân rối, lúng túng chẳng biết về đâu!
Có một số thường nghĩ sai lầm rằng tay chân còn tráng kiện, đời sống còn dài, việc tu niệm xin để gác lại, đợi khi nào già yếu sẽ bắt đầu hạ thủ công phu cũng không muộn gì. Trong sự tu niệm bằng cách sắp đặt tính toán như trên thường hay đưa đến hỏng việc.
Tu hành cần gấp rút như cứu lửa cháy đầu!
Ngày xưa, có người đến nhà bạn là Trương tổ Lưu khuyên niệm Phật. Trương nghe theo, nhưng xin khất lại một ngày khác vì có ba việc chưa làm xong: một là cha mẹ đang còn cần phải lo phụng dưỡng, hai là con cái chưa dựng gả xong, ba là việc nhà chưa thu xếp gọn. Trương hẹn khi nào làm xong ba việc ấy, sẽ hạ thủ công phu, nhất tâm niệm Phật. Sau khi cáo ra về được vài ba tháng, người kia trở lui thăm với chủ ý khiến ông bạn đừng nên chần chờ nữa, nhưng than ôi! Khi đến mới biết rằng bạn đã là người thiên cổ! Bèn ngậm ngùi than thở và làm một bài thơ điếu rằng:
"Ngô hữu danh vi Trương tổ Lưu,
Khuyến y niệm Phật thuyết tam điều,
Khước hận Diêm công vô phân hiểu,
Tam điều vị liễu tiện lai câu."
Tạm dịch là:
"Ông bạn tôi tên Trương tổ Lưu,
Tôi khuyên niệm Phật hẹn ba điều,
Diêm vương ác hại không thèm hiểu,
Ba việc chưa xong vội bắt liều."
Người đời dù quyền cao chức trọng đến đâu, vẫn không thể bảo đảm cho tương lai đời mình một cách chắc chắn được. Trường hợp như Trương tổ Lưu trên đây không phải là hiếm, vì thế nếu đã có chí tu hành thì tâm phải cho quyết và phải biết lợi dụng thời gian mới khỏi để ân hận về sau. Vậy, lúc nào tu được là nên tu liền, phút nào niệm được là phải niệm ngay.
Trích từ: Pháp Môn Tịnh Độ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?
Kiến thức 09:15 04/12/2024Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.
Xem thêm