Năm thứ báu khó được trong cuộc đời mỗi người
Ở đời có năm thứ báu rất khó có được. Những gì là năm?
1. Gặp Phật ra đời là khó
Được sinh ra đồng thời với đức Phật thật là một việc khó, cũng như sinh ra đồng thời với một người tu chứng làm chủ sinh, già, bệnh, chết là một việc khó.
Cách đây hơn 2500 năm đức Phật ra đời, mãi cho đến nay giáo pháp của Người đã bị phủ dày một lớp, giáo lý của ngoại đạo đã làm mất dấu chánh pháp của Phật. Vì thế hiện giờ không còn ai biết đâu là chánh pháp của Phật để tu hành giải thoát.
Sinh ra đồng thời với một người tu chứng là một việc khó, thế mà mọi người không biết tích cực siêng năng tu hành thì thật là quá uổng. Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Đức Như Lai chí chơn xuất hiện ở thế gian, thật là khó gặp”. Đúng vậy, lời dạy này rất đúng, hiện giờ chúng ta có mơ ước gặp Phật thì cũng chẳng bao giờ gặp được. Đó là việc khó thứ nhất phải không quý vị?
2. Người diễn giải đúng Pháp Như Lai thật là khó gặp
Chúng ta là những người tu theo Phật giáo mà được một người giảng dạy đúng chánh pháp của Phật thì đâu phải dễ dàng. Tất cả giảng sư hiện giờ đang thuyết giảng là thuyết giảng kinh sách phát triển theo kiến giải của các sư thầy, chứ không giảng đúng nghĩa lý tu hành làm chủ sinh già, bệnh, chết. Vì họ có tu hành làm chủ sinh, già, bệnh, chết đâu?
Chỉ có học chữ nghĩa kiến giải không đúng nghĩa lý chân thật của Phật dạy. Vì thế sự giảng dạy của các sư thầy không ai tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Cho nên, hiện giờ không có một vị giảng sư nào dạy đúng nghĩa những lời dạy của đức Phật trong kinh điển. Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Hạng người diễn giảng chánh pháp của Như Lai thật là khó gặp”. Đúng vậy, hiện giờ gặp một người giảng dạy đúng chánh pháp của Phật thì khó vô cùng, vì người giảng đúng nghĩa lý những lời của Phật dạy phải là người tu chứng làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Còn những người tu chưa chứng giảng thuyết là nói sai Phật pháp. Đó là một việc khó thứ hai mà đức Phật đã dạy.
3. Hiểu được chánh pháp của Như Lai là khó
Khi một người tu chứng đạo làm chủ thân tâm giảng nói chánh pháp của Phật đâu phải ai nghe cũng hiểu hết, trăm vạn người chỉ mới được một hai người hiểu và tu tập đến nơi đến chốn, còn tất cả mọi người chỉ hiểu một cách cạn cợt nên không tích cực tu tập, chỉ tu chơi, tu cho có hình thức. Cho nên, được nghe và hiểu chánh pháp của Phật là khó. Vậy chúng ta hãy nghe đức Phật dạy: “Hạng người đã hiểu được chánh pháp của Như Lai thật là khó gặp”. Đúng vậy, người hiểu được chánh pháp của Phật thật là ít.
Trăm vạn người nghe chánh pháp của Phật mà tu chứng thì chỉ có một hai người là nhiều rồi, đôi khi còn không có người nào nữa. Đó là cái khó thứ ba mà đức Phật đã dạy. Theo kinh nghiệm dạy người tu tập xả tâm ly dục ly ác pháp để làm chủ sinh, già, bệnh, chết thì mọi người không hiểu nên tu tập ức chế tâm, khiến ý thức tê liệt không làm chủ sinh, già, bệnh, chết mà lại rơi vào không tưởng, một trạng thái thiền bệnh mà hầu hết các sư thầy đều bị kẹt trong trạng thái này cho là mình đã tu chứng.
Tu chứng đạo sao quý sư, thầy không làm chủ sinh, già, bệnh, chết, nên quý sư, thầy chết trong bệnh tật khổ đau tận cùng của kiếp làm người, thật đáng thương.
Bởi vậy, hiểu được Chánh pháp của Phật thật là khó nhưng quý vị rất ỷ lại vào sự hiểu biết của mình. Quý vị đều là những tu hành chưa chứng, vì vậy sự hiểu biết còn rất nông cạn. Quý vị nên lắng nghe lời Phật dạy: “Hạng người đã hiểu được chánh pháp của Như Lai thật là khó gặp”. Quý vị đừng xem thường Phật pháp dễ hiểu. Ba mươi bốn năm chúng tôi dựng lại chánh pháp của Phật, đã giảng nói hết lời thế mà quý vị có hiểu được những gì đâu.
Quý vị đã tu sai hết, giảng nói một đàng mà quý vị hiểu một nẻo, nên khi kiểm tra lại quý vị đã tu sai cả. Bởi vậy, hiểu được Chánh pháp của Phật không phải dễ đâu quý vị ạ! Đó là lời dạy thứ ba của đức Phật. Phật pháp khó hiểu nên quý vị hãy lưu ý, đừng ỷ mình và cho mình là hạng người có trí tuệ, quý vị đã lầm.
4. Thực hành pháp Như Lai là khó
Phật pháp hiểu đúng thì mới tu tập đúng, còn hiểu sai thì làm sao tu tập đúng được. Hiểu đúng mà thực hành còn khó thay huống chi là hiểu sai. Phải không quý vị?
Cho nên, pháp thực hành là khó chớ không phải dễ, nếu dễ thì mọi người đã tu chứng từ lâu. Chúng ta hãy nghe đức Phật dạy: “Hạng người thực hành thành tựu được chánh pháp của Như Lai thật là khó gặp”. Đúng vậy, lời dạy của đức Phật nghiệm lại ba mươi bốn năm hướng dẫn người tu tập, đến giờ này chỉ có năm ba người làm chủ thân tâm được ba phần, còn phần sau cùng rốt ráo thì chưa thấy ai làm chủ tự tại sống chết. Bởi vậy, Phật pháp tu hành đâu phải dễ dàng, cho nên đức Phật nói khó là phải.
Bỏ hết cuộc đời tu hành mà không làm chủ sinh, già, bệnh, chết là quá dở. Vậy quý vị hãy xét lại mình về bốn điều khó mà đức Phật đã dạy, mình có duyên gặp và hiểu biết đầy đủ giáo pháp này chưa? Nếu chưa hiểu thì hãy tìm bậc tu hành chứng đạo.
Tìm những bậc thiện hữu tri thức chứng đạo để thưa hỏi cho rõ ràng chớ đừng tự một mình nghiên cứu thì chúng tôi e rằng quý vị sẽ đi tìm tà pháp giống như kinh sách Đại Thừa và Thiền Đông Độ.
Một lần nữa muốn tu hành làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT thì quý vị hãy thưa hỏi với những người đã tu chứng, rồi nghiên cứu cho kỹ chớ đừng cho mình là người có trí tuệ, trí tuệ của quý vị chỉ là trí tuệ của người phàm phu. Đem trí tuệ phàm phu mà hiểu Phật pháp thì tôi e rằng quý vị chỉ là những người mù rờ voi.
Nếu có duyên và hiểu biết đầy đủ chánh Phật pháp thì quý vị tu hành chứng đắc sẽ không còn xa nữa. Đó là một điều khó thứ tư quý vị cần lưu ý để thưa hỏi thì con đường tu tập của quý vị không còn sai lầm nữa.
5. Cứu độ chúng sinh là một điều khó
Chúng sanh thiếu phước nên khi một người tu chứng đạo xong, đem những kinh nghiệm tu chứng của mình ra dạy để mọi người cùng được giải thoát, nhưng khi đem ra dạy thì gặp biết bao nhiêu là gian nan khổ ải. Bởi vậy, tu viện Chơn Như phải trải qua biết bao sóng gió, nếu không phải là người ly dục ly ác pháp thì sẽ nhập vào Niết bàn từ lâu. Thấy thấy rõ nhân quả của chúng sanh rất mỏng nên lại càng cố gắng để dựng lại nền đạo đức nhân bản – nhân quả cho bằng được, đó là để giúp cho chúng sanh sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.
Chỉ cần dựng lại nền đạo đức của Phật giáo là giúp cho chúng sanh sống thiện, làm mọi việc thiện. Nhờ đó mới đủ phước báu tu tập kế tiếp mới làm chủ được sinh, già, bệnh, chết. Muốn độ thoát chúng sanh thật là cam go, muôn vàn sự thử thách. Cho nên, đức Phật dạy: “Hạng người có tài xoay sở vào nguy khốn để cứu độ chúng sanh thật là khó gặp”. (Trường A Hàm tập I trang 113)
Đúng vậy, độ chúng sanh rất khó, nên một người không đủ khả năng khó xoay trở vào nguy ra khốn để cứu độ chúng sanh.
Ba mươi bốn năm chúng tôi dựng lại chánh pháp của Phật mong có người tu chứng để làm sống Phật giáo, nhưng khó vô cùng. Trí tuệ của mỗi người sao mà hiểu Phật pháp một cách sai lầm quá lớn, dạy tu tập một đàng mà mọi người hiểu một nẻo khiến chúng tôi nhiều khi muốn vào Niết bàn cho xong, nhưng bỏ đi thì rất tội nghiệp. Bỏ đi thì làm sao chúng sanh biết đường tu tập. Phải kiên gan bền chí chờ người đủ nhân duyên phước báu, nhất là các cháu tuổi còn trẻ chúng mới có đủ duyên tu tập chứng quả. Chớ những người lớn tuổi bị nhiễm ô giáo pháp ngoại đạo sâu nặng nên hiểu sai chánh pháp của Phật, vì thế họ tu tập sai lời chỉ dạy nên biết chừng nào chứng đạo.
Trích: Mười hai cửa vào đạo
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp
Kiến thức 09:36 23/11/2024Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Xem thêm