“Năm vóc sát đất” là gì?
Lạy Phật “năm vóc sát đất” (ngũ thể đầu địa) có nghĩa là năm bộ phận thân thể gồm đầu, hai tay và hai chân gieo xuống sát đất.
Sự thù thắng của việc lạy Phật
Theo Phật Quang đại từ điển (tập 3) dẫn sách Đại Đường Tây Vực ký (quyển 2), nói về cách lạy Phật “năm vóc gieo xuống đất” gồm: Trước hết, quỳ gối bên phải (gồm toàn bộ đầu gối, ống chân và mu bàn chân) sát đất, kế đến là gối bên trái, rồi đến hai khuỷu tay sát đất, hai bàn tay ngửa ra duỗi thẳng quá trán, sau cùng là đỉnh đầu đặt sát đất, giữ yên một lúc, như thế gọi là một lạy cung kính (cung kính lễ).
Động tác “hai khuỷu tay sát đất, hai bàn tay ngửa ra duỗi thẳng quá trán” biểu thị cho việc hai tay người lạy nâng bàn chân của Thế Tôn cung kính đặt trán và đỉnh đầu lên hai bàn chân Phật mà đảnh lễ. Cho nên, cách lạy này còn gọi là “đầu diện tiếp túc quy mạng lễ” (đầu mặt chạm chân Thế Tôn cung kính lễ lạy). Như vậy, cách lạy Phật “trán cúi chạm xuống đất, còn hai bàn tay ngửa đưa ra phía trước trán” là đúng với quy cách lạy Phật “năm vóc sát đất”.
Việc lạy Phật cần chậm rãi, thong thả, trang nghiêm và thành kính. Nên “khi lạy xuống sát đất, giữ yên một lúc mới đứng dậy” là rất cần thiết vì không chỉ thân mà cả tâm đều cung kính lễ. Do đó, cần một khoảng thời gian để dốc hết tâm tư kính cẩn lạy Phật. Vì thế những ai “cúi lạy xuống thì liền đứng lên ngay” là chưa đúng với quy cách lạy Phật “năm vóc sát đất”. Gieo “năm vóc sát đất” có ý nghĩa nhiếp phục sự kiêu mạn của bản thân và tỏ lòng thành kính, tâm quy mạng đối với Thế Tôn. Lạy Phật như vậy mới tội diệt phước sinh, công đức vô lượng.
Ý nghĩa và tác dụng của lễ bái, lạy Phật
Theo Hoa Nghiêm kinh tùy sớ diễn nghĩa sao, khi kính lễ Tam Bảo năm vóc gieo sát đất có ý nghĩa nhiếp phục sự kiêu mạn và tỏ lòng thành kính:
1. Khi gối bên phải sát đất nguyện cho chúng sanh được đạo chánh giác.
2. Khi gối bên trái sát đất, nguyện cho chúng sanh không khởi tà kiến ngoại đạo, tất cả đều an trụ trong đạo chánh giác.
3. Khi tay phải sát đất, nguyện như Thế Tôn ngồi tòa kim cương, đại địa rúng động, hiện bày tướng lành, chứng nhập đại Bồ-đề.
4. Khi tay trái sát đất, nguyện cho chúng sanh xa lìa ngoại đạo, khiến họ vào chánh đạo.
5. Khi đỉnh đầu sát đất, nguyện cho chúng sanh lìa tâm kiêu mạn, đều được thành tựu vô kiến đỉnh tướng.
Quy định là lạy 3 cái, đó là lễ lạy Tam bảo tức Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Nhưng thật ra, vì lòng thành kính đối với Phật, ta có thể lạy bao nhiêu cũng được để tỏ lòng tôn kính và xả bỏ tâm cống cao ngã mạn. Nhưng với người bệnh hoạn, hoặc già yếu không lạy được đúng phép thì cũng không có tội, miễn sao giữ tâm thành kính hướng về Phật là tốt.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Xem thêm