Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 22/01/2021, 09:39 AM

Ý nghĩa và tác dụng của lễ bái, lạy Phật

Hỏi: Xin cho biết tại sao người ta phải lễ bái, phải lạy Phật? Vì sao hình thức lễ bái là một nghi thức thường thấy trong nghi lễ Phật giáo? Tác dụng của lễ bái là gì?

Đáp: Lễ bái là một nghi thức tín ngưỡng thường thấy ở một số tôn giáo phương Đông nói chung và trong đó có Phật giáo. Khởi nguyên, lễ bái biểu thị sự phục tùng, tôn kính tuyệt đối đối với các uy lực siêu nhiên, đấng thần linh mà tôi người đang tôn thờ. Dần dần, tuỳ theo sự phát triển của mỗi tôn giáo mà có những ý nghĩa khác nhau trong cách thức lễ bái.

Lạy Phật, một pháp tu đơn giản, giúp ta có cơ hội “Quán chiếu nội tâm, triệt tiêu bản ngã và chuyển hóa nghiệp lực của mình”.

Lạy Phật, một pháp tu đơn giản, giúp ta có cơ hội “Quán chiếu nội tâm, triệt tiêu bản ngã và chuyển hóa nghiệp lực của mình”.

Quan niệm về lễ bái theo Phật giáo hoàn toàn khác biệt với tất cả những quan niệm kể trên. Theo Phật giáo, vì sùng kính ân đức vô lượng, trí tuệ vô biên của chư Phật mà hàng đệ tử Ngài đã biểu lộ sự thành kính ấy qua hình thức lễ bái. Sự lễ bái hoàn toàn không hề mang tính chất hạ thấp phẩm giá của mình như bao nhiêu người lầm tưởng. Bởi vì, phát xuất từ sự nhận thức về nhân cách siêu việt, cao tột của chư Phật, chư vị Bồ tát mà chúng ta thực hành lễ bái. Vì khi lễ bái, chúng ta biểu lộ sự kính trọng của mình qua thân tướng đồng thời lập chí noi theo công hạnh của các Ngài. Trong nhân quả của sự tôn kính “trọng thầy mới được làm thầy”, việc xưng tán công đức chư Phật, chư vị Bồ tát với tâm chân thành, với lòng kính ngưỡng thiết tha, chắc chắn từng bước ta sẽ đạt đến quả vị như các vị ấy. Lễ bái như vậy không phải là một hành động mê tín và là một sự thực tập mầu nhiệm làm tăng trưởng tính thánh thiện, hoàn thiện một nhân cách vĩ đại trong tự thân.

Theo HT.Thích Thanh Từ trong tác phẩm Bước Đầu Học Phật thì “lạy Phật không vì van xin tha tội, không vì cầu mong ban ân, chỉ vì quý kính công đức trí tuệ của Phật nên chúng ta lạy Ngài. Lạy Phật để thấy mình còn thấp thỏi ti tiện, bỏ hết những thói ngạo mạn cống cao. Quý kính gương cao cả của Phật để mình noi theo. Phước đức lạy Phật là ở chỗ đó”.

Lạy Phật là một pháp tu rất tiện lợi, khỏi cần đến chùa, ở trong phòng tại nhà, nơi vắng vẻ vẫn thực hành được, vừa thanh tịnh được tâm, vừa thể dục dưỡng sinh...

Lạy Phật là một pháp tu rất tiện lợi, khỏi cần đến chùa, ở trong phòng tại nhà, nơi vắng vẻ vẫn thực hành được, vừa thanh tịnh được tâm, vừa thể dục dưỡng sinh...

Mặt khác, lễ Phật vì dẹp bỏ ngã mạn - Bản chất con người chúng ta lúc nào cũng tự cao tự đắc, vênh váo nghênh ngang, xem cái “tôi” của mình là trung tâm vũ trụ. Đó là tánh xấu khiến mọi người chán ghét, xa lánh, làm tiêu mòn công đức. Phật tử ý thức được điều này, kính lạy Phật, Bồ tát và các bậc tôn túc, để diệt trừ tâm ngã mạn của mình. Kính lạy các Ngài vì tự mình thấy mình không sánh kịp các Ngài, biết mình thấp kém thì tánh ngạo mạn từ từ biến mất.

Khi lạy các Ngài, ta không mong một ân sủng nào, chỉ vì một lòng kính trọng đức hạnh cao cả của các Ngài, tự thấy mình hèn hạ, thấp kém, thế là mọi công đức từ đó phát sinh. Kính ngưỡng và quy hướng về Đấng Giác ngộ là biểu hiện của tự thân đã giác ngộ. Bởi đứa ăn trộm thì phục kẻ ăn trộm giỏi, chàng võ sĩ tập tễnh vào nghề thì nể tay võ sĩ vô địch. Ở đây, việc kính trọng Phật, Bồ tát và các bậc tôn túc thì trong ta luôn có hình ảnh của các vị ấy. Chúng ta muốn dẹp bỏ những tánh xấu, thực hành đức hạnh để tự hoàn thiện mình thì kính lễ những bậc đức hạnh là điều cần thiết vậy.

Lễ Phật vì noi gương - Kính lạy Phật, chính vì chúng ta muốn học tập theo gương của Ngài. Chúng ta phải kính lễ để học tập theo Đức Phật. Bởi vì, Phật là bậc toàn giác, đầy đủ mọi công đức, viên mãn trí tuệ và từ bi.

(Theo Phật pháp bách vấn, tập I)

Huyền Ngu - Quảng Tánh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chỉ cần chân thật tu hành có thể vượt qua được cửa sinh tử

Kiến thức 09:30 18/03/2024

Tu hành thì hàng ngày phải giữ trạng thái quân bằng như cái cân vậy. Làm thế nào để quân bằng?

Thực tập đón nhận, chuyển hóa và trao truyền hạt giống của tổ tiên huyết thống

Kiến thức 08:00 17/03/2024

Con biết ơn chư vị tổ tiên huyết thống trong dòng chảy gia tộc đang có mặt trong con, đang yểm trợ con, đang đồng hành cùng con trên con đường chuyển hoá tươi đẹp này.

Bước đầu học Phật: Làm sao tu theo Phật?

Kiến thức 19:00 16/03/2024

Chỉ dạy chúng sanh tu hành thành Phật là bản hoài của chư Phật. Vì trình độ khả năng sai biệt của chúng sanh, không thể đồng tu theo một môn và đồng kết quả như nhau được, Phật phải dạy nhiều phương pháp tu khác nhau. Trong đó đại khái chia làm hai loại: tu còn luân hồi, tu ra khỏi luân hồi.

Mười chuẩn mực đạo đức cơ bản của Phật giáo

Kiến thức 16:17 16/03/2024

Đạo đức Phật giáo y cứ vào giới luật. Nếu xem giới luật là những nguyên tắc đạo đức mang tính bền vững, ổn định, không thay đổi, thì yêu cầu từ thực tiễn đời sống đòi hỏi cần có sự bổ sung những chuẩn mực đạo đức mang tính hỗ tương.

Xem thêm