Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 12/03/2018, 16:57 PM

Não siêu việt

Tôi muốn diễn tả những tư tưởng trên và dưới đây qua lăng kính của một khoa học gia tầm thường đang “rị mọ” nghiên cứu triết lý Phật giáo. Đó là, hầu hết chúng ta chỉ có khả năng sử dụng không quá 3% của não bộ. Những nhà khoa học gia thông thái như Einstein có thể dùng tới 6%. 

Tôi không biết những thiền sư, những bậc Bồ tát giác ngộ và đức Phật khai triển bao nhiêu phần trăm của não nhưng theo tôi nghe/đọc được đâu đó thì nếu chúng ta có thể dùng được 8% của não bộ thì chúng có thể có đặc dị công năng, di chuyển vật chất như ý muốn?  
 
Hơn nữa, vì chỉ biết sử dụng giới hạn khả năng của não (tiểu vũ trụ) nên chúng chỉ có thể nhận và gửi tín hiệu một chiều (serial processing) thay vì biết tận dụng năng lượng tam muội chân hỏa chuyển pháp luân đưa đến khả năng vượt bậc phi thường để đa năng, đa hiệu thực hành năng lực “song song nhiều chiều” (parallel processing) của bộ não siêu việt.
 
Chúng ta không thể dễ dàng “song thủ hổ bát,” tay trái vẽ vòng tròn, tay phải vẽ hình vuông như lão Ngoan Đồng Châu Bá Thông. Đồng thời, mắt trái thì xem phim xxx, mắt phải đọc Đạo Đức Kinh, tai trái nghe cellphone vợ cằn nhằn, tai phải nghe smart-phone bồ nhí nũng nịu trong lúc đang lái xe nghe radio trên những con đường xe cộ như nêm lại vừa vận khí xuống đan điền để thiền định, xả stress dễ ợt như BS Ngọc dạy ở trên được?
 
Trong kinh Chuyển Pháp Luân thuyết cho 5 anh em Kiều Trần Như, nguyên văn lời Phật dạy như vầy: “Chúng ta có thể hưởng những thú vui trần thế qua con mắt trí tuệ và cố gắng đừng tạo ra thói quen khiến việc hưởng thụ này thành thói quen mê đắm” - Đại sư Rewata Dhamma, The First Discourse of the Buddha, Wisdom Publications, 1997, p.25.
 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Đó là dành cho những người còn gân sức, cơ hội và điều kiện để hưởng thụ trong chánh niệm. Phần các cụ thì nên yên tâm sống trong chánh niệm hết luyến ái, không cần phải bận tâm với những cái đa nghệ (multiple tasks) trên vì “chúng cụ” không còn thèm nổi những của nợ đời ái dục trên này nữa nên không còn dục vọng để xả hay đúng hơn là không còn xì quách và chỗ sở trụ để mà xả xúi bắp?
 
Theo tôi nhận thức thì cái não bộ không có suy nghĩ. Cái bộ não của chúng ta chính là CPU (Central Processing Unit) nó chỉ diễn tả những gì ngũ quan ghi nhận theo lối nhìn của tâm thức.  Nhãn thức không thấy, chỉ như ống kính ghi nhận hình ảnh, màu sắc phản chiếu từ ánh sáng, thính giác không có “tính nghe” nhưng chỉ thâu nhận âm thanh cao thấp,... như Bát Nhã Tâm Kinh đã nói: “không mắt, không tai, không mũi, không lưỡi,...”

Chúng ta chế tạo ra computers, Artificial Intelligence (AI), Quantum Technology qua lối suy nghĩ của con người với mục đích phục vụ nhân sinh chứ không phải “bộ não máy móc” hay theo lối nghĩ của loài vật.
 
Theo Mind, Wikipedia: Những triết nhân quan trọng của tâm thức kể cả Plato, Descartes, Leibniz, Locke, Berkeley, Hume, Kant, Hegel, Schopenhauer, Searle, Dennett, Fodor, Nagel, and Chalmers.  Những nhà phân tâm học như là Freud and James và những computer khoa học gia như là Turing and Putnam đã thực hiện những khả thuyết ảnh hưởng đến tâm tự nhiên (bản lai của tâm.)
 
Khả năng kiến thức lẫn trí tuệ của tâm não không cần người được khám phá trong lĩnh vực của artificial intelligence, qua liên hệ và hợp tác mật thiết với cybernetics và information theory đã đưa đến tiện lợi và dễ dàng cho những phát triển của những tin tức qua bộ óc máy với khả năng so sánh hoặc phân biệt những hiện tượng tâm linh như trí não của nhân sinh.
 
“Important philosophers of mind include Plato, Descartes, Leibniz, Locke, Berkeley, Hume, Kant, Hegel, Schopenhauer, Searle, Dennett, Fodor, Nagel, and Chalmers. Psychologists such as Freud and James, and computer scientists such as Turing and Putnam developed influential theories about the nature of the mind. The possibility of non-human minds is explored in the field of artificial intelligence, which works closely in relation with cybernetics and information theory to understand the ways in which information processing by nonbiological machines is comparable or different to mental phenomena in the human mind” (Mind, Wikipedia).
 
Những công năng đặc biệt mới lạ này, được khoa học ngày nay thí nghiệm, cải tiến với những tiến bộ và thành quả rất khả quan. Những khối óc siêu trí tuệ máy này đang được cải cách để tự hấp thụ kiến thức, tự học và tiếp xúc trực tiếp với cá nhân để trở thành “người thật”, trở nên thông minh, thông thái hơn nhân loại và sẽ được giới thiệu trong vòng vài năm tới.
 
Đây là cái bộ óc siêu việt, cái tâm trí tuệ bằng máy ảo được nhân tạo và nhân cách hóa để thỏa mãn nhu cầu của cá nhân.  Chúng ta sẽ có thể trò chuyện thẳng với tâm, với Phật, với thượng đế và với ngay cả ma quỷ, yêu quái nếu muốn qua những siêu não này.
 
Đó là một trong những tham vọng vô cùng tận của nhân loại nhưng những khám phá mới của siêu khoa học ở trên có tạo được “siêu tâm không” thì nên hy vọng và chờ xem thử như thế nào?  
 
Tất cả những điều tâm nghĩ đến đều có thể thực hiện bởi tâm tưởng! Tâm não tạo ra tất cả vạn vật chất.
 
Tất cả từ tâm tạo được khoa học kỹ thuật chứng minh hàng ngày. Những vật chất văn minh xung quanh ta được sáng tạo từ tâm ý tưởng tượng ra, rồi trí não của con người nghĩ ra phương cách để thực hiện.
 
Tóm lại,  điều thú vị nhất là chỉ có nhân sinh mới “tạo ra” được suy luận nhị nguyên, cũng vì đó mới có văn minh cùng vô lượng sắc tướng đầy phức tạp trên đời.

Lê Huy Trứ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm