Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 27/03/2022, 19:35 PM

Nên niệm A Di Đà Phật hay Nam Mô A Di Đà Phật?

Ngày xưa khi đại sư Liên trì còn tại thế, có người đến xin thỉnh giáo với ngài: Nên niệm Phật như thế nào? Ngài dạy niệm Nam Mô A Di Đà Phật, người khác hỏi ngài: Bản thân ngài có niệm không? Ngài đáp: Tôi niệm A Di Đà Phật. Vì sao dạy người khác niệm Nam Mô mà bản thân mình lại không?

Trực tiếp niệm A Di Đà Phật cũng được. Vì trong kinh Di Đà, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy cho chúng ta “chấp trì danh hiệu”, danh hiệu là A Di Đà Phật, hai chữ Nam Mô, cả sáu chữ này đều là dịch âm tiếng Phạn. Nam Mô có nghĩa là qui y, qui mạng, chỉ nghĩa thế thôi, nó không phải là danh hiệu. Vì thế, chấp trì danh hiệu bốn chữ còn lại là được.

Ngày xưa khi đại sư Liên trì còn tại thế, ngài là người sống năm Vạn lịch cuối đời nhà Minh, có người đến xin thỉnh giáo với ngài:

Nên niệm Phật như thế nào?

Ngài dạy nên niệm Nam Mô A Di Đà Phật, một người khác hỏi ngài: Bản thân ngài có niệm không?

Ngài đáp: Tôi niệm A Di Đà Phật. Vì sao dạy người khác niệm Nam Mô mà bản thân mình lại không? Đại Sư nói với mọi người: Tôi là người phát tâm, cuộc đời này quyết định sẽ sinh về Tịnh Độ, gần gũi đức Phật A Di Đà, nên không khách sáo, Nam Mô là lời khách sáo.

Xưng danh Phật trong từng niệm niệm nên có thể trừ hết tội trong tám mươi ức kiếp sinh tử.

Xưng danh Phật trong từng niệm niệm nên có thể trừ hết tội trong tám mươi ức kiếp sinh tử.

Sao lại dạy mọi người niệm Nam Mô? Họ chưa chắc đã muốn sinh về cõi Tịnh Độ nên phải khách sáo một chút, cung kính một chút với Phật A Di Đà. Nam Mô cũng có nghĩa là cung kính, lễ kính, cung kính với ngài một chút cũng có những điều hay. Thực tâm muốn vãng sanh thì không cần khách sáo. Câu chuyện này được kể trong Trúc Song Tuỳ Bút, chúng ta cần phải hiểu.

Ngày trước, đại sư Chương gia đã dạy tôi: Phật pháp nên chuộng mặt nội dung, đừng nên sa đà vào hình thức, không phải với ý này sao? Thực hành chín chắn, trọng thực chất, không chuộng bề ngoài. Làm lấy lệ, thường chuộng bề ngoài, thêm thắt Nam Mô đó là hình thức.

Người thực hành một cách chân chính không cần thêm Nam Mô, chỉ niệm A Di Đà Phật là được, càng giản đơn càng tốt, ý nghĩa của bốn chữ này đã nói không cùng rồi! Bộ kinh này chúng ta cần mất hơn một ngàn giờ đồng hồ mới có thể nắm bắt được, chứ không phải chỉ phân tích một câu danh hiệu mà thôi, vì thế công đức danh hiệu không thể nói hết. Xưng danh Phật trong từng niệm niệm nên có thể trừ hết tội trong tám mươi ức kiếp sinh tử.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thực hiện ước mơ

Kiến thức 13:50 26/04/2024

Người có phước đức, định lực, trí tuệ là điều kiện cần để thực hiện được ước mơ của mình. Không có phước đức trí tuệ thì sẽ rất khó thực hiện được ước mơ của mình. Sống thế nào có thể tăng trưởng phước đức định lực trí tuệ?

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Kiến thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Kiến thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Từ bi và trí tuệ phải cân bằng

Kiến thức 08:00 26/04/2024

Trí tuệ và từ bi phải đi song đôi, phải cân bằng không được chênh lệch. Có trí tuệ mà thiếu từ bi là trí tuệ khô (càn tuệ), có từ bi mà không trí tuệ là từ bi mù quáng (si từ).

Xem thêm