Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 01/06/2021, 09:11 AM

Ý nghĩa của 6 chữ Nam mô A Di Đà Phật

Namo (नमो) Amitàbha (अमित) Buddha (बुद्ध), có nghĩa là: Đem thân tâm qui ngưỡng Đức Phật A Di Đà.

Ý nghĩa câu nói thường ngày của nhà Phật: "Vạn sự tùy duyên'

Phạn ngữ: Namah (नम), Namas (नमस्), hay Namo (नमो) Amitàbha (अमित) Buddha (बुद्ध).

Từ Namah (नम), Namas (नमस्), hay Namo (नमो)có nghĩa là đem thân tâm về qui ngưỡng…

Amitàbha (अमित) là danh hiệu của  Đức Phật A Di Đà.

Buddha (बुद्ध) là người hoàn toàn tỉnh thức.

Như vậy: Namo (नमो) Amitàbha (अमित) Buddha (बुद्ध), có nghĩa là: Đem thân tâm qui ngưỡng Đức Phật A Di Đà.

Người con Phật thường dùng câu niệm Phật này để chào nhau, tuy là một câu có 6 chữ ngắn gọn, nhưng nó hàm chứa một tính lễ độ và một sự nhắc nhở cho nhau để thánh hóa tâm hồn mình, qua Hồng danh của Đức Phật A Di Đà.

Niệm A Di Đà là một cách tu, nhanh chóng, dễ dàng, dựa vào tha lực, và đại nguyện của Đức Phật A Di Đà, bằng cách nhất tâm niệm danh hiệu của Ngài: "Nam mô A Di Đà Phật", để trau dồi đức hạnh và xoa dịu những khổ đau cho mình và những người chung quanh trong cuộc sống mỗi ngày.

Ý nghĩa của 6 chữ Nam mô A di đà Phật | Phạn ngữ : Namo (नमो) Amitàbha (अमित) Buddha (बुद्ध).

Ý nghĩa của 6 chữ Nam mô A di đà Phật | Phạn ngữ : Namo (नमो) Amitàbha (अमित) Buddha (बुद्ध).

Phương pháp tu đơn giản này cũng là phương tiện hữu hiệu giúp cho sự tự lực của chính mình thoát khỏi những hố sâu của tội lỗi, bằng  việc tự chánh niệm. Bởi vì Chánh niệm là ánh sáng tỉnh thức để giúp cho tâm, thấy, biết, nhận định, được ý nghĩa tốt đẹp của sự sống, bằng cách biết sống đạo đức, qua bốn đức tính Từ, Bi, Hỷ, Xả sẳn có trong lòng mỗi người.

48 lời nguyện của Đức Phật A di đà là thành quả Phật, do lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả, trí tuệ của Ngài, và nhờ thành tựu này mà cảnh giới Tịnh độ Tây phương được ra đời để tiếp dẫn chúng sinh vãng sinh Cực lạc.

Mẹ tôi và câu niệm “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát”

Niệm Phật là tự đưa mình hướng vào trong việc chuyển hóa những ý nghĩ, hành động và lời nói của chính mình theo chiều hướng thiện lành qua bốn mươi tám lời nguyện này, để đạt được tự tánh thanh tịnh của bản thân.

Sau khi đạt được tự tánh thanh tịnh rồi, thì hãy làm cho nó trở thành ánh sáng tỏa thấm tình thương vô tận cho mình cũng như cho người, để mọi người cùng nhau cảm nhận về sự có mặt hiện thời và chức năng hữu hiệu của ánh sáng vô lượng và Đời sống vô lượng trong 48 lời nguyện của Đức Phật A di đà.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệt trừ phiền giận

Kiến thức 22:19 23/11/2024

Đức Phật dạy, với tất cả các hạng người ở đời, nếu tiếp cận với thái độ tích cực, chúng ta đều có thể trải tâm từ đến tất cả, dù người ấy còn nhiều vụng về, chưa dễ thương về hành động, lời nói hay tâm ý, ta vẫn có thể thương được.

Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo

Kiến thức 19:00 23/11/2024

Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Xem thêm