Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 03/08/2020, 08:24 AM

Danh hiệu A Di Đà Phật nói lên điều gì?

Danh hiệu A Di Đà Phật quá quen thuộc với người Phật tử. Chúng ta thường dùng hồng danh này cho tất cả các tình huống khác nhau. Nhưng thực tế, chúng ta đã hiểu hết ý nghĩa chưa?

Tâm quang của Phật A Di Đà chỉ nhiếp thủ người niệm Phật

Nguồn gốc của danh hiệu A Di Đà Phật

Thật ra ban đầu các vị thánh đệ tử của Đức Phật không có niệm danh hiệu A Di Đà Phật, cuộc đời Đức Phật cũng chưa bao giờ niệm danh hiệu A Di Đà Phật và kinh điển nguyên thủy cũng chưa bao giờ đề cập đến danh hiệu A Di Đà Phật. Cho nên chúng ta thấy rằng Đức Phật A Di Đà là một danh từ phát sinh sau này nhưng mà không phải không có ý nghĩa.

Chúng ta biết rằng phương pháp niệm Phật đã có ở thời kỳ của Đức Phật nhưng mà không có nghĩa là các vị thánh đệ tử xưa niệm danh hiệu A Di Đà Phật. Các vị nguyên thủy Phật giáo vẫn niệm Phật, niệm Phật để đạt đến vô sanh, còn các vị tu Tịnh độ tông niệm A Di Đà để làm gì? Để cũng sanh nhưng mà là vãng sanh.

Nếu chúng ta muốn niệm một cách chính xác, chúng ta phải niệm một từ gốc, một từ Bali, đó là Amitaba Budda.

Nếu chúng ta muốn niệm một cách chính xác, chúng ta phải niệm một từ gốc, một từ Bali, đó là Amitaba Budda.

Tổ Tuệ Diễn, vào thời Tấn ở Trung Quốc là người sáng lập ra tông Tịnh độ và đưa ra 4 phương thức hành trì về niệm Phật, tức là: quán tưởng niệm Phật, quán tướng niệm Phật, trì danh niệm Phật và thật tướng niệm Phật. Đưa ra 4 cách niệm Phật và đối tượng quán và quán đó là Đức Phật A Di Đà được ngài lấy từ các bản kinh liên hệ đến A Di Đà Phật. Câu danh xưng A Di Đà Phật bắt đầu mới phổ thông và những tu sỹ của chúng ta dù tu ở tông phái nào, cơ bản chúng ta dùng câu A Di Đà Phật ở cửa miệng trong rất nhiều tình huống.  

Có nhiều thắc mắc rằng: Người nói niệm A Di Đà Phật, người niệm A Mi Đà Phật, người nói cần niệm Nam mô A Di Đà Phật, ở đây cái đó chúng ta không cần bàn cãi, quan trọng ở chỗ hành trì để đạt được mục đích nào trong cái câu Phật hiệu đó. Thật ra mà nói nếu chúng ta muốn niệm một cách chính xác, chúng ta phải niệm một từ gốc, một từ Bali, đó là Amitaba Budda.

Danh hiệu A Di Đà Phật sẽ có ý nghĩa khác nhau cho từng ngữ cảnh khác nhau. Khi chúng ta gặp quý thầy, quý đồng đạo, thường là chấp tay A Di Đà Phật.

Danh hiệu A Di Đà Phật sẽ có ý nghĩa khác nhau cho từng ngữ cảnh khác nhau. Khi chúng ta gặp quý thầy, quý đồng đạo, thường là chấp tay A Di Đà Phật.

5 điều kiện để được sinh về cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà

Danh hiệu A Di Đà Phật nói lên điều gì?

Danh hiệu A Di Đà Phật sẽ có ý nghĩa khác nhau cho từng ngữ cảnh khác nhau. Khi chúng ta gặp quý thầy, quý đồng đạo, thường là chấp tay A Di Đà Phật.

Ý nghĩa: Thưa thầy; thầy có khỏe không? Hoặc chào cô, cô có khỏe không?. Đó là mang nghĩa chào nhau. Lịch sự trong thiền, chào nhau là A Di Đà Phật để hạn chế bớt đi cái thị phi.

Khi gặp một người, trao đổi với nhau một việc: kể một chuyện vui của gia đình hoặc bản thân thì quý thầy bày tỏ ý niệm bằng câu A Di Đà Phật. Hoặc đến chùa gặp quý thầy để cúng dường

Ý nghĩa: Tôi xin tùy hỷ, chúc mừng các vị hoặc cám ơn thí chủ. Câu A Di Đà Phật lúc này mang nghĩa cảm ơn thí chủ, đa tạ, cảm ơn. Cho nên chúng ta thường thấy đôi khi các thầy không nói cảm ơn gì cả mà chỉ thành tâm chắp tay lại A Di Đà Phật. Cũng giống như ngài Triệu Châu nhận sự cúng dường của vua cũng niệm Phật để đáp lễ.

Còn các vị thọ nhận cơ bản nhất những vị thầy đang lúc thọ trai nhận được cúng dường trai tăng, khi nhận phẩm vật cúng dường thật ra trong đầu các thầy phải đọc một bài thọ nhận cúng dường. Chứ cơ bản thầy chỉ A Di Đà Phật, không cảm ơn gì cả. Các vị chỉ là người đứng ta tạo phúc điền cho những người phát tâm cúng dường. Cho nên trong lúc nhận cúng dường đó, các vị thầm đọc bài kệ là:

"Tài pháp nhị thí đẳng vô sai biệt

Đàng ba la mật cụ túc viên mãn”

Niệm A Di Đà Phật còn có tác dụng giúp chúng ta bình tĩnh trước mọi tình huống.

Niệm A Di Đà Phật còn có tác dụng giúp chúng ta bình tĩnh trước mọi tình huống.

Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc

Ý nghĩa: Xin chia sẻ niềm đau, đời là bể khổ. Hoặc nguyện ngừoi vãng sanh Tây phương tịnh độ.

Trong những tình huống vui buồn, người tu sỹ hoặc Phật tử thuần hành trong chốn thiền môn không nên thể hiện sự phấn khích sẽ làm mất đi sự tôn nghiêm.

Chẳng hạn như vở kịch câm Quan Âm Thị Kính có tình huống như thế này:

Nhân vật trong vở kịch vô gặp hòa thượng mà thưa rằng: “Hòa thượng ơi! Cha con đã từ trần”. Lúc đó vị hòa thượng trà lời: Hả ?

Việc xây dựng câu thoại trong tình huống này không đúng với nhà Phật. Khi ấy lẽ ra hòa thượng cũng A Di Đà Phật. Bởi nếu bày tỏ cảm xúc theo người thường, đau khổ hay vui buồn sẽ không phản ánh với việc làm theo giáo lý của Đức Phật. Người tu nhìn ở góc độ sinh tử là chuyện rất bình thường. Bản chất các pháp vô thường, đổi thay, thân già bệnh chết, không có một ai có thể ngoại lệ.

Những người không tu theo Phật, người ta rất sợ chết. Thật ra mình cũng sợ chết nhưng mà có tu, có học, trả lời được một câu chết là như thế nào? Và sau cái chết là cái gì? Và khi chúng ta hiểu được điều đó, mọi thứ đối với chúng ta sẽ nhẹ dần. Còn người đời, nhất là người chưa học Phật thì thành, bại, được, mất chưa xảy ra, chỉ cần tưởng tượng thôi là đã đau khổ dằn vặt rồi.

Niệm A Di Đà Phật còn có tác dụng giúp chúng ta bình tĩnh trước mọi tình huống. Thay vì tức giận trước điều thị phi, niệm hồng danh A Di Đà Phật sẽ giúp tạm thời trấn an lại tâm đang bị động loạn. Bởi nếu một người có tu tập mà nóng giận la hét hay đau khổ vật vã  như bao người khác thì không khác gì người bình thường. Cho nên ở đây người tu tập phải phản ánh một việc gì đó trong cái đời sống tu tập của mình, cho nên có các vấn đề gì xảy ra thì A Di Đà Phật trước cái đã để lòng tĩnh.

Câu A Di Đà Phật đó mang một ý nghĩa gieo một duyên lành, tức là gieo cho người này một chút duyên lành, cơ hội cuối cùng để người này mang đi.

Câu A Di Đà Phật đó mang một ý nghĩa gieo một duyên lành, tức là gieo cho người này một chút duyên lành, cơ hội cuối cùng để người này mang đi.

Tâm quang của Phật A Di Đà chỉ nhiếp thủ người niệm Phật

Đức Phật nói trong kinh Pháp Cú rằng: "Chiến thắng vạn quân không bằng chiến thắng lấy mình. Chiến thắng lấy mình là chiến công oanh liệt". Cho nên người Phật tử chúng ta trong mọi tình huống, chúng ta có thể A Di Đà Phật. Thành bại được mất cũng A Di Đà Phật cho có chánh niệm để có đủ năng lượng, tỉnh táo cái đã. Đừng nghĩ đau khổ giải quyết vấn đề mà bình tĩnh giải quyết vấn đề. Người học Phật chúng ta có khả năng giải quyết được điều này vì lời Phật dạy.

Khi chúng ta nghe một người không có tu tập, người ta làm nhiều tội ác nhưng mà khi người ta sắp qua đời, mình đến đó hộ niệm, chúng ta niệm Phật, chúng ta cũng A Di Đà Phật cho những đối tượng đó thì câu A Di Đà Phật mang nghĩa gì?

Ý nghĩa: Câu A Di Đà Phật đó mang một ý nghĩa gieo một duyên lành, tức là gieo cho người này một chút duyên lành, cơ hội cuối cùng để người này mang đi. Tùy ý niệm thiện ác mà hạt giống này sẽ dẫn dắt họ trên tiến trình tái sinh trong một môi trường naò đó. Như vậy hành động của chúng ta giúp cho một người sắp qua đời mà tạo nhiều ác nghiệp, ta niệm A Di Đà Phật có nghĩa là tôi sẽ gieo cho chúng sinh này một chút căn lành trước khi lâm chung.

Một người tu hành miên mật coi như là niệm Phật rất là thuần thành coi như hạt giống đã thuần, nhân tố người này tròn đủ hay là những người này là chân tu tạo nhiêù phúc đức, trước khi lâm chung, họ niệm Phật thì mang ý nghĩa gì?

Một vị coi như sống trong chánh niệm an lành niệm A Di Đà Phật trong đi đứng nằm ngồi nói rằng tôi đang sống trong Tịnh độ.

Một vị coi như sống trong chánh niệm an lành niệm A Di Đà Phật trong đi đứng nằm ngồi nói rằng tôi đang sống trong Tịnh độ.

Sự tích Đức Phật A Di Đà

Ý nghĩa: Xin chào, vĩnh biệt mọi người, tôi về nơi cõi Phật. Tức là người này tự tin cho việc tu của chính mình. Tôi chào tất cả mọi người, tôi đi đây hay là tôi vãng sanh đây hay là tôi sẽ về nơi đất Phật đây.

Như vậy câu A Di Đà Phật không chứa đựng khổ đau mà mang một ý nghĩa từ biệt. Từ biệt của một người đủ tỉnh táo, đủ chánh niệm, giải thoát. Một vị coi như sống trong chánh niệm an lành niệm A Di Đà Phật trong đi đứng nằm ngồi nói rằng tôi đang sống trong Tịnh độ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Hiểu được nhân duyên 

Kiến thức 14:56 28/03/2024

Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm từng ở dưới tòa của thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên mà được mật chứng tâm ấn. Về sau ở dưới tòa của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất được triệt ngộ. 

Dùng sợi chỉ để thuyết pháp 

Kiến thức 14:48 28/03/2024

Một Thiền sư thấy một cội tùng già cành lá sum xuê, tán lá như cây dù Ngài liền quyết định nghỉ ngơi ở trên. Về sau lại có rất nhiều chim khách làm tổ xung quanh, thần thái Ngài tự tại hòa thuận rất dễ mến, mọi người nhân đó gọi là Thiền sư Ô Khòa (ổ quạ). 

Xem thêm