Thứ, 02/12/2019, 16:47 PM

Nên niệm Chú Đại Bi như thế nào cho đúng?

Thần chú Đại Bi được phát xuất từ kim khẩu của Bồ tát Quán Thế Âm. Thường được gọi là thần chú, linh chú. Bởi vì ai tin và thành tâm hành trì thần chú này thì bản thân người ấy đã có đủ Đại bi tâm.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Thần chú 

Vấn: Kính Bạch Sư. Con có nhiều điều chưa hiểu về chú Đại Bi. Xin Sư hoan hỉ khai tâm giúp con:

- Chú Đại Bi do mẹ Quan Thế Âm nói ra để cứu độ chúng sanh, nhưng vì sao sau khi trì chú Đại Bi xong thì lại niệm “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật?” mà không niệm “Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát”?

- Hằng đêm, con thường trì chú Đại Bi, niệm Phật… trước bàn thờ mẹ Quan Thế Âm. Trong nhà con có con cái đang học bài. Nếu con trì chú ra tiếng thì sợ ảnh hưởng đến các con đang học. Hoặc những lúc đi xe, con muốn trì chú. Vậy thay vì trì chú ra tiếng thì con có thể trì thầm trong tâm được không?

- Con của con có hỏi: “Mẹ ơi, trước khi con học bài, con đọc chú Đại Bi xin mẹ Quan Âm gia hộ cho con học giỏi có được không mẹ ?”. Con không dám trả lời vì sợ nói sai. Vậy con sẽ trả lời với cháu thế nào thưa Thầy?

Thần chú Đại Bi được phát xuất từ kim khẩu của Bồ tát Quán Thế Âm. Thường được gọi là thần chú, linh chú.

Thần chú Đại Bi được phát xuất từ kim khẩu của Bồ tát Quán Thế Âm. Thường được gọi là thần chú, linh chú.

Đáp: Thần chú Đại Bi được phát xuất từ kim khẩu của Bồ tát Quán Thế Âm. Thường được gọi là thần chú, linh chú. Bởi vì ai tin và thành tâm hành trì thần chú này thì bản thân người ấy đã có đủ Đại bi tâm. Thần chú nầy do Bồ tát Quán Thế Âm nói ra và được chư Phật ấn chứng mà gần nhất là đức Thích Ca Như Lai Từ Phụ của chúng ta nghe và đức Thích Ca cũng ấn chứng. Chú Đại Bi có nhiều tên khác nhau như:

Bài liên quan

Quảng đại Viên mãn, Vô ngại Đại bi, Cứu khổ Đà la ni, Diên thọ Đà la ni, Mãn nguyện Đà la ni, Diệt ác thú Đà la ni, Phá ác nghiệp chướng Đà la ni, Tối siêu thượng Đà la ni,..

Những danh hiệu trên đây, đức Phật đã trực tiếp hướng dẫn cho ngài A Nan và Đại chúng biết. Nguyên Thần chú nầy tên rất dài: “Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ tát Quảng đại Viên mãn Vô ngại Đại bi tâm Đà la ni thần chú”. Bài chú gồm có 84 câu.

Căn cứ vào sự ghi chép trong kinh điển (kinh Đại bi tâm Đà La Ni, bản dịch Thích Thiền Tâm), lúc ấy Bồ tát Quán Thế Âm sau khi nghe đức Phật hướng dẫn, Ngài liền phát nguyện trì tụng liên tục bài chú và ngài phát đại nguyện: Cầu cho kiếp sau phổ độ hết thảy chúng sanh đều được an lạc và mong cho Ngài có được ngàn cánh tay, ngàn con mắt để cứu vớt muôn loài.

Tụng hết bài thần chú Đại Bi thì niệm Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cũng được, không có gì phải trở ngại. Tuy nhiên ở Việt Nam không có ai hướng dẫn tụng niệm như thế.

Tụng hết bài thần chú Đại Bi thì niệm Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cũng được, không có gì phải trở ngại. Tuy nhiên ở Việt Nam không có ai hướng dẫn tụng niệm như thế.

Sau khi phát nguyện xong, phút chốc, toàn thân ngài đã đầy đủ cả ngàn tay, ngàn mắt; tất cả mười phương đều chấn động và mưa hoa cúng dường. Chư Phật cũng phóng hào quang rực rỡ, soi khắp đó đây. Từ đó, Thần chú này mới có nhiều danh hiệu như vậy.

Bài liên quan

Đức Phật bảo ngài An Nan rằng: Kết quả có được của Bồ tát Quán Thế Âm là do sự phát đại thệ nguyện vì chúng sanh.

Những ai phát nguyện nhất tâm trì tụng thì sẽ được tiêu trừ tội chướng trong đời này và kiếp vị lai. Trong giây phút lâm chung, nếu mình tự niệm hoặc được thiện tín thành tâm hộ niệm thì sẽ được vãng sanh hoặc đến quốc độ mà mình muốn đến. Có đức Phật A Di Đà và chư vị Bồ tát thùy từ tiếp dẫn.

Tụng hết bài thần chú Đại Bi thì niệm Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cũng được, không có gì phải trở ngại. Tuy nhiên ở Việt Nam không có ai hướng dẫn tụng niệm như thế.

Thường thì trước khi đến bàn Phật phát nguyện tụng thần chú Đại bi, người Phật tử đọc bài:

Kính lạy Quan Âm chú đại bi

Sức nguyện rộng sâu thân tướng đẹp

Ngàn mắt quang minh khắp chiếu soi

Ngàn tay trang nghiêm khắp nâng đỡ

Nơi tâm vô vi khởi lòng bi

Trong thể chân thật tuyên lời mật

Hay cho đầy đủ những mong cầu

Hay khiến dứt trừ nhiều tội nghiệp

Thiên long các thánh đều từ hộ

Muôn ngàn tam muội đã huân tu

Thân thọ trì là quang minh tràng

Tâm thọ trì là thần thông tạng

Rữa sạch trần lao khơi bể nguyện

Mở môn phương tiện đến bồ đề

Nay con khen ngợi thệ quy y

Nguyện chổ mong cầu được thành tựu

Nam mô Hiển Thánh Viên Thông Tầm Thinh Cứu Khổ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần)

Tiếp theo tụng thần chú Đại bi – Khi dứt bài thần chú Đại bi, thì niệm:

Tụng hết bài thần chú Đại Bi thì niệm Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cũng được, không có gì phải trở ngại. Tuy nhiên ở Việt Nam không có ai hướng dẫn tụng niệm như thế.

Tụng hết bài thần chú Đại Bi thì niệm Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cũng được, không có gì phải trở ngại. Tuy nhiên ở Việt Nam không có ai hướng dẫn tụng niệm như thế.

Nam mô Hiển Thánh Viên Thông Tầm Thinh Cứu Khổ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần, tiếp tụng bài kinh Bát nhã, niệm Phật, hồi hướng, tự quy y, lui ra khỏi bàn Phật) – Hết.

Thường thì thần chú Đại bi được các Phật tử cư gia đến trước bàn thờ Phật tụng từ 3 biến đến 21 biến – tụng lớn tiếng (cao thinh trì), không có chuông mõ cũng được – nếu không có điều kiện thì niệm nhép miệng (kim cang trì), hay niệm thầm (niệm bằng tâm ý gọi là mặc trì), chủ yếu làm sao giữ thân trang nghiêm, khẩu đọc chú, ý không tán loạn để trì tụng thần chú sẽ đạt đến chánh niệm.

Bài liên quan

Niệm chú là niệm chú, đi xe là đi xe, đó là 2 công việc – vừa niệm chú vừa đi xe là tạp niệm – không có lợi trong việc trì tụng thần chú đại bi. Tốt hơn hết là lái xe thì cứ giữ niệm lái xe tức là chánh niệm – tụng chú thì giữ niệm tụng chú đó là chánh niệm… như thế mới gọi là niệm chú Đại bi.

cNgoài giờ trì niệm, đến giờ học thì để cho các cháu học, dạy cho các cháu làm việc theo thời dụng biểu gia đình. Mỗi lần làm một việc, không nên cho cháu làm một lúc hai việc sẽ bị phân tâm, cháu sẽ bị rối mù lên và tâm loạn động, không còn thông minh nữa!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm