Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 31/08/2020, 15:26 PM

Tượng Phật Quan Âm và những điều Phật tử nên biết

Hình tượng Phật Quan Âm dùng cành dương liễu tưới nước cam lồ, biểu trưng cho lòng nhẫn nhục nhu tuyến. Nếu thiếu cành dương liễu sẽ không tưới nước cam lồ được. Và nếu có lòng từ bi mà thiếu sự nhẫn nhục thì lòng từ bi không lâu dài, không đem lại lợi ích cho chúng sinh.

Ý nghĩa hình tượng Phật Quan Âm

Phật Quan Âm tu hạnh từ bi, thường cứu khổ chúng sanh, nên người ta thường xưng tán Ngài là Đại từ Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

Phật Quan Âm tu hạnh từ bi, thường cứu khổ chúng sanh, nên người ta thường xưng tán Ngài là Đại từ Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

Phật Quan Âm tu hạnh từ bi, thường cứu khổ chúng sanh, nên người ta thường xưng tán Ngài là Đại từ Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Hạnh đại từ bi của Ngài là lúc nào cũng an ủi, nhắc nhở, khuyên lơn, đem lại nguồn an vui cho tất cả chúng sanh. Ở đâu có tiếng than, có nỗi khổ, Ngài đều đến để cứu vớt. Vì vậy Ngài tượng trưng cho tâm hạnh từ bi. Hạnh từ bi thì gần với tình thương của người mẹ, nên người ta tạc tượng Ngài là nữ. Đó là hình ảnh biểu trưng cho hạnh từ bi, chớ không phải Ngài thật là người nữ.

Thêm một điểm nữa, Phật Quan Âm tay trái cầm bình cam lồ, tay phải cầm cành dương liễu. Quý vị tụng kinh Phổ Môn có câu “Nam mô thanh tịnh bình thùy dương liễu Quan Âm Như Lai cam lồ sái tâm nguyện”; “Thanh tịnh bình” là bình thanh tịnh, “thùy dương liễu” là cành dương liễu rủ xuống, “Quan Âm Như Lai cam lồ sái tâm” là nước cam lồ của đức Quan Âm rưới lên tâm. Ý nghĩa nguyên câu ấy là bình thanh tịnh đựng nước cam lồ, nhờ cành dương liễu rưới khắp làm cho tâm người được mát mẻ. Đó là câu nguyện của Phật Quan Âm mà chúng ta hằng lạy trong mười hai câu nguyện. Đây là những hình ảnh biểu trưng cho hạnh nguyện của Bồ tát.

Chúng ta thường thấy tượng Phật Quan Âm cùng với cành dương liễu và bình nước cam lồ, hình tượng nàu biểu trưng cho lòng nhẫn nhục nhu tuyến.

Chúng ta thường thấy tượng Phật Quan Âm cùng với cành dương liễu và bình nước cam lồ, hình tượng nàu biểu trưng cho lòng nhẫn nhục nhu tuyến.

Chúng ta thường thấy tượng Phật Quan Âm cùng với cành dương liễu và bình nước cam lồ, hình tượng nàu biểu trưng cho lòng nhẫn nhục nhu tuyến. Nếu thiếu cành dương liễu sẽ không tưới nước cam lồ được. Và nếu có lòng từ bi mà thiếu sự nhẫn nhục thì lòng từ bi không lâu dài, không đem lại lợi ích cho chúng sinh. Chính vì vậy mà đức nhẫn nhục và lòng từ bi luôn đi với nhau, thiếu một đức thì đức kia không thực hiện được. 

Cho dù Phật Quan Âm chỉ là biểu tượng tâm linh chứ không phải là nhân vật lịch sử theo cách hiểu của thế tục, nhưng ta thử xem diệu dụng của việc niệm danh hiệu Đức Phật Quan Âm qua những gì được trình bày trong phẩm Phổ môn của Kinh Pháp hoa:

Nếu có chúng sanh nào nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, liền được ly dục.

Nếu người nhiều giận hờn, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, liền được lìa lòng giận.

Chúng ta dễ chấp nhận điều đó, vì khi một tín đồ chí tâm niệm danh hiệu Đức Phật Quan Âm thì những điều trên có thể sẽ ứng nghiệm. Nhưng đối với những đoạn sau:

Nếu lại có người sắp sẽ bị hại, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, thì dao gậy của người cầm liền gãy từng khúc, người ấy liền được thoát khỏị...

Dầu lại có người hoặc có tội, hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát thảy đều đứt rã, liền được thoát khỏi.

(Bản dịch của HT.Thích Trí Tịnh).

Ý nghĩa của việc thờ tượng Phật Quan Âm 

Mỗi khi lễ tượng đức Quán Thế Âm, chúng ta luôn luôn ghi nhớ hai đức tính căn bản của Ngài là từ bi và nhẫn nhục, để đem nó áp dụng vào chính bản thân của chúng ta. Ảnh: Internet

Mỗi khi lễ tượng đức Quán Thế Âm, chúng ta luôn luôn ghi nhớ hai đức tính căn bản của Ngài là từ bi và nhẫn nhục, để đem nó áp dụng vào chính bản thân của chúng ta. Ảnh: Internet

Thờ tượng Phật Quan Âm là một cách để răn dạy nhân thế sống hướng thiện, không làm những việc xấu, có lỗi với tâm can. 

Khi bàn về "Ý nghĩa hình tượng Phật Thế Âm", HT. Thích Thanh Từ đã lưu ý rằng: "Phật tử thờ đức Quan Âm, khi nào phiền não quá liền lạy cầu Bồ-tát rưới nước cam lồ cho con được mát mẻ phải không? Như vậy là đòi hỏi, xin xỏ chớ không nhớ chúng ta thờ đức Quan Âm để nhắc mình phải học theo hạnh từ bi của Ngài. Muốn học hạnh từ bi, đầu tiên phải giữ giới luật cho trong sạch. Kế đó phát tâm từ bi thương chúng sanh và thực hiện tâm ấy phải có đức nhẫn nhục. Đó là gương sáng, đức tánh tốt. Mỗi Phật tử tới lạy Bồ-tát Quán Thế Âm luôn nhớ ba điều này thì tốt đẹp biết mấy.

Phật tử Việt Nam có đặc tánh muốn đem tình thương của mình giúp đỡ mọi người một cách bền bỉ lâu dài, mới thờ Bồ-tát Quán Thế Âm với hình tượng như thế. Cho nên tinh thần từ bi và nhẫn nhục là tinh thần rất thiết yếu trong cuộc sống hiện tại. Người Việt Nam thờ đức Phật hoặc các vị Bồ-tát lộ thiên đều nhớ ý nghĩa ấy thì rất hay, Phật pháp sáng sủa biết bao nhiêu. Một chùa thờ đức Quan Âm, nhiều chùa thờ đức Quan Âm, để nói lên tinh thần người Phật tử Việt Nam khao khát thực hiện lòng từ bi và đức nhẫn nhục. Đó là mục tiêu trọng yếu của tinh thần Phật giáo Việt Nam. Tôi nhắc lại chân tinh thần này để quí Phật tử không quên ý nghĩa và mục đích việc học Phật và tu Phật của mình.

Hôm nay tôi nói về hình tượng Đức Quán Thế Âm Bồ-tát mà các chùa thường tôn thờ, Phật tử cũng luôn hướng về Ngài. Quí vị nên nhớ tinh thần thờ Đức Quán Thế Âm Bồ-tát là tinh thần tôn xưng quí trọng lòng từ bi, đức nhẫn nhục và tâm hiếu thảo của người Việt Nam. Đó là nền tảng đạo đức của Phật giáo Việt Nam hay của dân tộc Việt Nam. Bây giờ dù ở nước ngoài, tâm hồn người dân Việt chúng ta cũng nặng trĩu hình ảnh ấy, nên tới đâu cũng muốn thờ đức Quan Âm lộ thiên. Tôi nêu lên để nhắc nhở tất cả Phật tử muốn thực hiện lòng từ bi như Bồ-tát thì phải tập đức nhẫn nhục. Nếu chỉ có một phần thì sẽ không bao giờ được viên mãn tâm nguyện".

Quý Phật tử nên lưu tâm rằng, mỗi khi lễ tượng Phật Quan Âm, chúng ta luôn luôn ghi nhớ hai đức tính căn bản của Ngài là từ bi và nhẫn nhục, để đem nó áp dụng vào chính bản thân của chúng ta.

Địa chỉ thỉnh tượng Phật uy tín mà Phật tử thường quan tâm

Phật tử nên thờ tượng Phật nào trong nhà?

Quý vị Phật tử có thể truy cập trang thương mại điện tử HomeAZ.vn, được biết tới là địa chỉ bán tượng Phật onine chất lượng và tin cậy hiện nay; có thể liên hệ Zalo/Viber/Whatsapp với trang theo số: 090 173 2989.

Về tượng Phật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Có trí tuệ mới thật sự có an lạc?

Kiến thức 13:02 13/04/2024

Vì sao có trí tuệ mới đem lại cho bạn sư an lạc? Bởi vì, khi có trí tuệ ít thì bạn sẽ buông bỏ ít. Khi buông bỏ ít tâm bạn sẽ an lạc ít. Khi có trí tuệ nhiều thì bạn sẽ buông bỏ nhiều, do buông bỏ nhiều mà tâm bạn có an lạc nhiều.

Sống thực chất trong hiện tại

Kiến thức 10:30 13/04/2024

Chúng ta quen sống vội vã. Ăn, uống, ngủ, nghỉ nấu nướng, tắm giặt, làm việc, giao tiếp,…cũng đều trong vội vã. Chúng ta nghĩ rằng nếu không sống như vậy sẽ không kịp thời gian vì còn rất nhiều việc phải làm. Đôi khi tĩnh tâm nghĩ lại ta không còn biết ta vội vã để làm gì?

Cầu nguyện từ trái tim

Kiến thức 09:36 13/04/2024

Khi ta tụng kinh cũng như khi nghe tụng kinh, ta cần phải hợp nhất thân và tâm. Làm được như vậy, ta có niệm, có định; ta hòa vào tăng thân và trở thành một với tăng thân, như một dòng sông.

Ta đang tưới tẩm hạt giống nào trong tâm thức?

Kiến thức 08:00 13/04/2024

Thương chúc các bạn mỗi ngày điều có cơ hội tưới tẩm những hạt giống của yêu thương, tha thứ, bao dung, những hạt giống tích cực khác để mình có thể làm hạnh phúc cho chính mình và cho những người xung quanh.

Xem thêm