Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 24/12/2014, 13:38 PM

Nếu báo chí đưa tin sai: Con biết. Nếu vị tu hành nào chưa chuẩn, chúng con cũng biết!

Tôi chỉ là một phật tử bình thường, nên không thể lý giải sâu những chuyện về nhân quả và đạo đức con người hay bàn chuyện đức hạnh của tu sĩ. Tuy nhiên, qua những thông tin ở một số trang web, tôi có mấy ý kiến như sau:

Nếu đã là một người làm báo hay một người cung cấp thông tin, trước tiên phải có cái tâm. Bởi bài học đạo đức làm người và làm nghề ai cũng được học qua, nên khi viết phải hết sức cẩn trọng "bút sa gà chết" là vì vậy. 

Chúng ta hãy đặt mình vào vị trí của vấn đề nhạy cảm, sẽ thấy thế nào khi số đông lên tiếng? Chúng ta hãy một lần nhìn cảnh một người nào đó, lãnh hậu quả bi thương từ sự vu oan của một kẻ vẫn còn tham sân si, mới thấy được việc làm của mình có tác hại như thế nào?

Những từ ngữ và hình ảnh không đẹp mắt, cộng với những lời kết chắc nịch, để ảnh hưởng đến nhân cách của cả một con người thì sẽ bị xử lý ra sao? Người ta chỉ vì một mớ lợi nhỏ, một danh tiếng hay vì một ít nhuận bút, có thể nói sao thì nói, nhưng quên đi việc rèn giũa đạo đức, đó là chưa kể đến luật pháp?

Cho nên, khi có một cộng tác viên cung cấp thông tin, biên tập đừng vội cho là nóng sốt, quan trọng là độ tin cậy có cao không? Đừng vì một số ít người vi phạm, mượn chiếc áo tu để làm điều xằng bậy mà ảnh hưởng đến thanh danh cả một tôn giáo cao đẹp như đạo Phật.

Hiện nay, tình trạng sử dụng sai mục đích ở các cơ sở thờ tự diễn ra khá nhiều. Chẳng hạn, những nhà hảo tâm trong và ngoài nước phần nhiều trong số họ đã hướng đến vùng sâu vùng xa, chia sẻ khó khăn bất hạnh cho đối tượng mù, khuyết tật, già yếu, neo đơn. Họ phát tâm với những số tiền không nhỏ, nhưng phật tử thì chỉ biết tu và học đạo, không dám nhắc nhở trụ trì khi hay biết chuyện không đúng..

Lâu dần, sẽ trở thành những sai lầm lớn và vấn đề này, ảnh hưởng không ít đến Phật giáo Việt Nam. Phật tử sẽ rời xa ngôi chùa hàng ngày đến để trì chú kinh và niệm Phật, rồi theo sau đó là tiếng tăm của những vị trụ trì...

Điều đáng lưu tâm, đáng nhẽ người tu thì phải buông xả hơn phật tử. Đừng quá câu chấp vào sơn môn, pháp phái của mình mà sân si, cứ nghe tên một ngôi chùa khác từ miệng của phật tử đến chùa mình bật ra, thì vị tu hành lâu nay ai cũng khen ngợi là hiền, là dễ thương, là từ bi, bác ái bổng nổi sân lên: -Sao lại chùa kia, mà không phải là chùa này..

Trang web Phật giáo cũng có những tác động không nhỏ đến đời sống của bao nhiêu phật tử trong và ngoài nước. Như vừa qua, ở một tịnh xá của thị xã biển, thấy vị trụ trì biết kết hợp đạo với đời, biết làm công tác từ thiện xã hội, 2 phật tử từ Canada xa xôi về thăm quê đã phát tâm giúp cho phẫu thuật mắt miễn phí mấy chục triệu đồng, nhưng số tiền này thầy không sử dụng cho việc thiện đó. Khi biết những thông tin trên trang web này, vị trụ trì đã nhanh chóng gọi điện báo cùng 2 nhà hảo tâm xin chuyển mục đích : “Tiền này dư rồi cho chùa xây bếp”.

Trong khi nhà bếp của chùa đã khá khang trang và việc đưa phẫu thuật mắt luôn khó khăn về mặt kinh phí tàu xe. Khi nghe xong, đối chiếu lại trong những kinh sách về phép tu, thì không có điều này, bản thân tôi bổng thấy buồn. Sao lại phải nói dối như thế. Dối để cứu người thì là một điều bắt buộc, nhưng giữa 2 vấn đề: Phẫu thuật mắt cho mấy chục con người sáng rõ tự sinh hoạt được và xây bếp trong khi bếp đã có rồi, thì việc nào quan trọng hơn?

Chưa kể một phòng thuốc xây dựng dự trù 300 triệu đồng, 2 nhà hảo tâm đã vận động thân hữu đóng góp trên 300 triệu đồng cùng 3.500 bảng Anh, mà cứ để dỡ dang, đợi các đoàn từ Mỹ, Úc, Canada về tiếp tục vận động thêm mấy trăm triệu đồng nữa. Cảm thấy xót xa khi lòng tin của phật tử đã đặt sai, cảm thấy buồn khi một người đã xuất gia còn mang nặng lòng tham.

Từ những vấn đề trên, tôi nghĩ giá như Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên có quy định rõ ràng, củng cố lòng tin của đông đảo phật tử, các tổ chức từ thiện xã hội. Chẳng hạn như có quy định: Cơ sở thờ tự tiếp nhận quỹ hay bất kỳ thứ gì phật tử cúng dường, phải có người phụ trách ghi chép và sử dụng có đúng mục đích hay không? Để cho việc thực hiện cúng dường Tam bảo hay bố thí, đúng theo pháp. Có như vậy mới làm cho phật pháp trong sáng hơn. Trút bỏ được ý tưởng của bao nhiêu người là trụ trì rồi, không ai được phép góp ý. Nếu ai thắc mắc, sẽ tìm mọi cách không cho đến chùa nữa. 

Ghi lại đôi dòng trên, với tấm lòng chân thật mong muốn thông tin thì phải đúng, người tu phải nghiêm minh tinh tấn, để Phật giáo phát triển tốt hơn, trong thời kỳ này. 

Thiện Tâm
Chú thích: Bài viết thể hiện tâm tư, góc nhìn riêng của cư sĩ Thiện Tâm, một tín đồ Phật giáo tại tỉnh Sóc Trăng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm