Ngắm trăng để thấy mình
Một trong những đặc điểm của Thế Tôn khi thuyết pháp là thường dùng hình ảnh để ví dụ minh họa cho ý tưởng của mình, giúp người nghe dễ liên hệ và cảm nhận.
Thời Thế Tôn, khi mà nhân loại chưa bị ô nhiễm ánh sáng như hiện nay, thưởng trăng là một thú thanh cao. Ngắm trăng mà mỗi người nhận ra nhiều lẽ, nhất là thấy được chính mình. Theo Thế Tôn, người ta sống ở đời ‘giống như trăng’. Người thiện có các đặc điểm như trăng non đầu tháng đến trăng rằm, ngày càng thêm sáng. Còn người bất thiện thì như như trăng già giữa tháng, khiếm khuyết và lu mờ dần rồi tắt hẳn vào đêm ba mươi.

Một trong những đặc điểm của Thế Tôn khi thuyết pháp là thường dùng hình ảnh để ví dụ minh họa cho ý tưởng của mình, giúp người nghe dễ liên hệ và cảm nhận.
“Một thời, Đức Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Bà-la-môn tuổi trẻ tên là Tăng-ca-la đến chỗ Phật, cùng Đức Thế Tôn thăm hỏi sức khỏe lẫn nhau, rồi ngồi lui qua một bên bạch Phật rằng:
Bạch Cù-đàm, làm sao để có thể biết người nam bất thiện?
Phật bảo Bà-la-môn:
Giống như trăng.
Bà-la-môn lại hỏi:
Làm sao để có thể biết người nam thiện?
Phật bảo Bà-la-môn:
Giống như trăng.
Bà-la-môn bạch Phật:
Thế nào là người nam bất thiện giống như trăng?
Phật bảo Bà-la-môn:
Như trăng cuối tháng, ánh sáng mất, màu sắc cũng mất, sở hệ cũng mất, ngày đêm càng lúc càng tiêu giảm, cho đến không còn xuất hiện. Cũng vậy, có người đối với Như Lai mà tín tâm tịch tĩnh, thọ trì tịnh giới, khéo học, nghe nhiều, nhường bớt phần mình để bố thí, chánh kiến chân thật; nhưng sau đó lại thoái thất tín tâm thanh tịnh đối với Như Lai, đối với sự trì giới, bố thí, nghe nhiều, chánh kiến chân thật ngay thẳng; đối với sự bố thí, trì giới, đa văn, chánh kiến, tất cả đều bị đánh mất; ngày đêm càng lúc càng tiêu giảm, cho đến trong khoảnh khắc tất cả đều bị quên mất. Lại nữa, này Bà-la-môn, nếu người thiện nam nào, mà không thân quen gần gũi thiện tri thức, không thường xuyên nghe pháp, không suy nghĩ chân chánh, thân làm các hành vi ác, miệng nói lời ác, ý nghĩ về những điều ác, thì vì những nhân duyên ác đã tạo ra này, nên khi thân hoại mạng chung sẽ bị đọa vào trong đường ác, địa ngục. Như vậy, này Bà-la-môn, người nam bất thiện được ví như trăng.
Bà-la-môn bạch Phật:
Thế nào là người nam thiện được ví như trăng?
Phật bảo Bà-la-môn:
Như trăng đầu tháng, ánh sáng và màu sắc tươi sáng, ngày đêm càng lúc càng sáng dần, cho đến khi trăng đầy, hoàn toàn tròn đầy tươi sáng. Cũng vậy, người nam thiện đối với pháp luật của Như Lai mà có được tín tâm thanh tịnh, cho đến, chánh kiến chân thật, chân tịnh càng tươi sáng, giới tăng, thí tăng, đa văn tăng, tuệ tăng, ngày đêm
càng lúc càng tăng. Rồi vào lúc khác, gần gũi thiện tri thức, nghe thuyết Chánh pháp, bên trong suy nghĩ chân chánh, thân làm các việc lành, miệng nói những lời lành, ý nghĩ những điều lành; nhờ vào những nhân duyên này mà khi thân hoại mạng chung sẽ được hóa sanh lên cõi trời. Này Bà-la-môn, vì vậy cho nên người nam thiện được ví như trăng.

Người có phước duyên thì tu tập ngày càng tốt đẹp hơn. Giới, văn, thí, tuệ ngày càng tăng trưởng. Ba nghiệp ngày càng thiện lành. Chắc chắn họ sẽ sinh về cõi lành hoặc thành tựu giải thoát.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói kệ rằng:
Như trăng trong không bợn
Chu du khắp hư không
Trong tất cả tinh tú
Ánh trăng sáng hơn hết.
Tịnh tín cũng như vậy
Giới, văn, rộng bố thí
Lìa bỏn sẻn trong đời
Bố thí này sáng ngời.
Phật nói kinh này xong, Bà-la-môn Tăng-ca-la nghe những gì Đức Phật đã dạy, tùy hỷ hoan hỷ từ chỗ ngồi đứng dậy cáo lui.
(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 94).
Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia sẻ về cách ăn uống lành mạnh và hạnh phúc
Thật rõ ràng, ngắm trăng để thấy mình. Chúng ta đi chùa, học đạo, tập tu, thân cận Tam bảo có khác gì trăng. Ai có phước duyên thì như trăng đầu và giữa tháng, càng ngày càng sáng. Còn ai vô phước thiếu duyên thì như trăng giữa và cuối tháng, ngày càng mờ tối.
Trong thiền môn có câu ‘Nhất niên Phật hiện tiền’. Rồi theo thời gian, sơ tâm tàn úa, sự nghiệp tu hành tuột dốc, thoái thất niềm tin, xa rời thiện tri thức, không nghe pháp, tạo ba ác nghiệp, mạng chung sinh vào đường ác. Như trăng về cuối tháng thật ảm đạm, đáng buồn.
Người có phước duyên thì tu tập ngày càng tốt đẹp hơn. Giới, văn, thí, tuệ ngày càng tăng trưởng. Ba nghiệp ngày càng thiện lành. Chắc chắn họ sẽ sinh về cõi lành hoặc thành tựu giải thoát. Thế nên, đệ tử Phật nguyện sửa mình mỗi ngày đều tốt đẹp hơn lên như trăng đầu tháng kia, ngày càng thêm sáng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Nghiệp sát nặng dẫn đến nhiều bệnh tật
Kiến thức
Người trên thế gian có rất nhiều bệnh tật, từ đâu mà đến? Nghiệp sát quá nặng. Lúc trước, khi tôi đọc quyển “Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh”, sợ đến nỗi dựng cả tóc gáy.

Đức Phật nói về nguyên nhân hiểm nạn, thiên tai, bệnh tật
Kiến thức
Chỉ khi những điều kiện này được đầy đủ, thì người này mới thành tựu những lợi ích của Kinh Hộ Trì. Do vậy, điều quan trọng là khi Kinh Hộ Trì được tụng đọc và mọi người nên lắng nghe với niềm tin, sự kính trọng và bằng sự chú tâm.

Hòa thượng Thích Trí Tịnh: 'Cố gắng hết sức mình, cầu đài sen thượng phẩm'
Kiến thức
Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn chịu để vượt qua.

Chân thật sám hối
Kiến thức
Theo cách hiểu thông thường, sám hối là xin lỗi, hay hối hận, ăn năn. Điều quan trọng là phải ăn năn, hối lỗi, nhưng cũng có người xin lỗi mà không ăn năn.
Xem thêm