Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 09/06/2020, 06:41 AM

Nên làm điều có lợi cho chúng sanh chứ đừng chỉ vì lợi ích của bản thân

Cô thương bà con nghèo ở dưới quê, cô muốn bà con được nghe pháp, hiểu những giáo lý Phật dạy cho nên cô dốc tâm huyết để cúng dường máy nghe pháp cho họ.

Pháp phục Phật giáo là một trong những nét đẹp của văn hóa Phật giáo. Cùng lắng nghe những chia sẻ của TGĐ Công ty TNHH Dệt may Nguyên Dung (Cô Nguyễn Thị Ngọc Dung) để hiểu được tâm huyết của cô khi tham gia vào đề án pháp phục của Ban Văn hóa TW-GHPGVN.

TGĐ Công ty TNHH Dệt may Nguyên Dung (Cô Nguyễn Thị Ngọc Dung):

TGĐ Công ty TNHH Dệt may Nguyên Dung (Cô Nguyễn Thị Ngọc Dung): "Hy vọng con em mình sau này đến chùa, các con biết mặc trang phục như thế nào là đúng, trang nghiêm".

Người mang giáo lý Đức Phật vào kinh doanh thời trang

PV: Cơ duyên để Công ty Dệt may Nguyên Dung tham gia vào đề án pháp phục của Ban Văn hóa TW-GHPGVN?

Năm 2016 Ban Văn hóa TW-GHPGVN phối hợp với Hội dệt may để tìm đơn vị thiết kế và làm mẫu. May 10 là đơn vị được Hội dệt may giới thiệu và đứng ra nhận làm đề án, làm xuyên suốt từ năm 2017, 2018. Năm 2018 cô có nhận may mấy trăm cái túi cho Giáo hội, năm 2019 chuẩn bị Đại lễ Vesak Hội dệt may đặt cô may 4000 cái túi cho Giáo hội. Đến đầu 2019 thì Tổng Giám đốc May 10 về hưu, lúc đó không có người để triển khai tiếp tục đề án. Hội dệt may đã giới thiệu cô cho đề án của Ban Văn hóa TW-GHPGVN. Sau đó Giáo hội thấy cô tâm huyết với Phật pháp nên mới giao cho cô làm đề án này, lúc đó không có ai tham gia, cô cũng tự thiết kế để làm cho kịp đại lễ.

PV: Trong quá trình làm đề án pháp phục Phật giáo của Ban Văn hóa TW-GHPGVN cô có gặp nhiều khó khăn không?

Có nhiều khó khăn như khi diễn ra đại lễ đã xảy ra nhiều chuyện, nhiều đơn vị may pháp phục họ chưa hiểu nên họ thưa kiện, cho rằng cô đến bỏ tiền ra để mua đề án, vì lợi nhuận kinh doanh của công ty...Sau đó Thượng tọa Trưởng Ban Văn hóa động viên cô tiếp tục làm đề án.

PV: Từ một đơn vị sản xuất thời trang cao cấp, tham gia vào đề án Pháp phục Phật giáo có gặp trở ngại đối với Nguyên Dung?

Nhân viên của cô từ trước đến giờ họ chuyên thiết kế về thời trang nên không thể giao cho họ thiết kế pháp phục được, đó là một trở ngại đối với họ, vì họ sẽ không có ý tưởng để làm. Cô hiểu về văn hóa Phật giáo, cô đã đi rất nhiều nơi cho nên khi nhận đề án cô đã tự vẽ mẫu, thiết kế tất cả các mẫu. Cô tăng ca suốt 1 tháng cùng công nhân, thậm chí cô còn trực tiếp ngồi trên máy để may, có những mẫu vẽ ra may cảm thấy không được, cô lại vẽ rồi lại may đến khi nào được thì mới xong. Cô đặt hết tâm huyết vào để làm ra những mẫu pháp phục hoàn chỉnh nhất.

Đạo Phật từ trước đến nay chưa có sự thống nhất về sắc phục cho rõ ràng. Khi nghe đến đề án, cô rất vui vì cô nghĩ đây là tín hiệu tốt để cho con em mình sau này sẽ có được sắc phục cho đúng khi đến chùa. Hiện nay 90% đã đạt về mẫu mã, về màu sắc đã thống nhất “Nam màu nâu, nữ màu lam”.

Một góc tại nơi làm việc của TGĐ Công ty TNHH Dệt may Nguyên Dung

Một góc tại nơi làm việc của TGĐ Công ty TNHH Dệt may Nguyên Dung

PV: Cô cảm thấy như thế nào về trang phục người Phật tử mặc đi đến chùa hiện nay?

Do từ trước đến giờ chưa có sự thống nhất về pháp phục Phật giáo nên Phật tử đi chùa thấy ở đâu bán pháp phục thì họ mua, màu sắc và mẫu mã cũng đa dạng. Phật tử không thể phân biệt được đâu là pháp phục cư sĩ đâu là pháp phục của người xuất gia, bởi trên thị trường bán rất nhiều. Về màu sắc, Phật tử thấy màu đẹp thì họ chọn, khó phân biệt được màu sắc của pháp phục cư sĩ nam hay nữ, thậm chí cả màu sắc pháp phục của người xuất gia vẫn còn nhiều sự nhầm lẫn.

Hiện nay trong đạo Phật có một số cư sĩ tuy chưa xuất gia nhưng đã xuống tóc, họ xuống tóc vì nhiều mục đích khác nhau. Như chúng ta thấy người chưa xuất gia mà cũng mặc y phục của người xuất gia như vậy là không phù hợp. Một phần do người chưa xuất gia họ không hiểu hết về pháp phục của cư sĩ và của người xuất gia hoặc do người bán muốn lợi nhiều dẫn đến việc này. Khi đến chùa mình dễ bị nhầm lẫn giữa người xuất gia và người chưa xuất gia. Những cư sĩ họ xuống tóc để họ tu thử một thời gian, họ vẫn còn gia đình, chưa buông được thì như vậy người đời họ chưa hiểu hết, nhìn vào sẽ đánh giá đạo Phật của mình không hay. 

PV: Tại Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2019 ở Hà Nam, Nguyên Dung có triển lãm một gian hàng pháp phục, mục đích của việc này là gì?

Trong Đại lễ Vesak cô đã đưa ra mẫu thử để xem Phật tử họ có hay không trong việc nhầm lẫn với pháp phục của Chư Tôn đức và áo Hải Thanh của người Trung Hoa. Pháp môn Tịnh độ bên Trung hoa mặc áo tràng Hải Thanh, Phật tử thấy áo tràng thì mua mặc chứ không phân biệt đâu là áo của mình đâu là áo của Trung Hoa. Pháp môn nào cũng là pháp môn của Phật, nhưng mình đừng đưa văn hóa của người ta vào hết trong văn hóa mình, nếu đưa văn hóa của người ta vào hết thì đây là đạo tràng của Trung Hoa chứ không phải là đạo tràng của Việt Nam, và điều này còn gây trở ngại lớn cho người Việt theo pháp môn tịnh độ. Hiện nay ai cũng may được, ai cũng bán được, dẫn đến việc pháp phục bán tràn lan trên thị trường, Phật tử không hiểu được đâu là trang phục đi chùa, đâu là trang phục của người xuất gia. Chính vì vậy sự thống nhất là cần thiết và phải lan tỏa để Phật tử hiểu rõ.

Pháp phục Nguyên Dung triển lãm tại Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2019 tại Hà Nam.

Pháp phục Nguyên Dung triển lãm tại Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2019 tại Hà Nam.

PV: Với hơn 20 năm trong ngành dệt may, cô có thể chia sẻ triết lý kinh doanh của cô cho độc giả được biết?

Trong kinh doanh phải đặt chữ tín và đặt cái tâm vào, đặt lợi ích người tiêu dùng lên hàng đầu. Trong lĩnh vực pháp phục Phật giáo thì cần đặt úy tín và cái tâm của mình vào để làm nên văn hóa chứ không thể đặt lợi nhuận lên trước được. Đặc biệt không nên ăn lời nhiều, cách đây 10 năm công nhân đi tìm việc may rất khó khăn chứ không có nhiều nhà máy như bây giờ. Cô muốn tạo công ăn việc làm cho nhiều người, với cô may nhiều, lời ít nhưng bán được nhiều còn hơn là lời nhiều nhưng may ít. Nếu cô may nhiều, lời ít, bán được nhiều thì cô càng tạo ra nhiều việc làm cho công nhân.

PV: Là một Phật tử rất có tâm huyết với các hoạt động xã hội và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục trong nhiều năm qua, điều gì thôi thúc cô làm những việc đó?

Cô hiểu được giá trị sống, giá trị của việc làm để có được đồng tiền và sử dụng đồng tiền đó đúng mục đích, cho nên cô làm rất nhiều việc cho xã hội, giáo dục. Có một hình ảnh thôi thúc cô đó là khi cô cúng dường máy nghe pháp cho Phật tử ở vùng sâu vùng xa. Cách đây 10 năm muốn được nghe pháp thì phải đến chùa, mà không phải chùa nào ở quê cũng có điều kiện để tổ chức khóa tu giảng pháp cho bà con nghe. Cô thương bà con nghèo ở dưới quê, cô muốn bà con được nghe pháp, hiểu những giáo lý Phật dạy cho nên cô dốc tâm huyết để cúng dường máy nghe pháp cho họ. Hình ảnh bà con Phật tử đeo máy nghe pháp trên cổ khi đi làm đồng để nghe pháp khiến cô rất xúc động.

PV: Mong ước của cô trong thời gian tới?

Cô phải là tấm gương tốt cho các em đang học theo cô, cô sẽ tiếp tục trợ duyên cho các em đang học đạo. Để làm pháp phục phải chấp nhận hy sinh, chịu thiệt thòi, dấn thân, trăn trở thì mới làm được chứ không đơn giản là làm vì lợi nhuận.

Diva Thanh Lam: Sống độ lượng hơn từ khi giác ngộ đạo Phật

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”

Phỏng vấn 15:43 26/10/2024

Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.

Ca sĩ Uyên Trang: "Nghe giảng về luật nhân quả nên tôi ngộ ra nhiều điều"

Phỏng vấn 12:01 23/10/2024

Trong những năm vắng bóng, ca sĩ Uyên Trang - nổi tiếng với bài hit "Tình yêu và giọt nước mắt" - trải qua giai đoạn khó khăn vì bệnh tật, từng phải chữa tâm thần. Chị tiết lộ, nhờ nghe pháp, hiểu nhân quả, sống tích cực nên đã vượt qua biến cố nhẹ nhàng.

“Thờ cúng bố mẹ là phương tiện để biểu lộ lòng tri ân”

Phỏng vấn 12:25 22/10/2024

Đại đức Thích Ngộ Trí Dũng, nghiên cứu sinh Tiến sĩ Phật học tại Học viện Phật giáo VN tại TPHCM, một giảng sư được yêu mến hiện nay đã nói như vậy.

Thầy Pháp Hữu: “Người tu vẫn còn khổ, nhưng…”

Phỏng vấn 15:11 12/10/2024

“Có thể gọi thầy bằng nicknam “Một người tu có hạnh phúc” - Thầy Pháp Hữu, trụ trì chùa Pháp Vân - Xóm Thượng, Làng Mai (Pháp) mở đầu buổi phỏng vấn, rồi thầy mỉm cười từ ái, chia sẻ về con đường trở thành tu sĩ hạnh phúc.

Xem thêm