Ngày Đức Phật thành đạo có ý nghĩa gì đối với nhân loại?

Vào những ngày cuối Đông, tiết trời se lạnh, cũng là lúc trong lòng mỗi người con Phật hân hoan đón mừng một sự kiện lịch sử trọng đại, ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo, từ đó mở ra cho chúng sanh một con đường thoát khổ.


Thành kính hướng về kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo mùng 8 tháng 12 Âm lịch

Nếu như ngày đó đức Thế Tôn không thành đạo, có lẽ cõi đời này vẫn còn chìm đắm trong vô minh tăm tối và muôn kiếp chúng sinh vẫn còn trôi lăn trong biển sanh tử luân hồi. Vậy ngày Đức Phật thành đạo có ý nghĩa gì đối với nhân loại?

Như chúng ta đã biết, quá trình thành đạo của Đức Phật bắt nguồn từ sự nhận thức được bản chất cuộc đời là đau khổ, nên Ngài từ bỏ mọi thú vui của thế gian, chọn con đường xuất gia học đạo.

Trải qua 5 năm tầm đạo, 6 năm khổ hạnh và 49 ngày đêm tư duy thiền quán dưới cội Bồ Đề, hàng phục nội ma ngoại chướng, chứng được Tam minh, thấu rõ cội nguồn vạn pháp qua Lý duyên sinh, Ngài chứng quả vô thượng Bồ đề, thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Sau khi thành đạo, Ngài chuyển bánh xe pháp, đầu tiên hoá độ năm anh em Kiều Trần Như chứng được đạo quả, ngôi Tam bảo cũng hình thành từ đó.

Từ sự thành đạo của Đức Phật là sự minh chứng về cuộc đời Ngài, trong quá trình tu tập, Ngài nhận ra kiếp sống con người trong vòng luân hồi sinh tử. “Ta lang thang trong vòng luân hồi qua bao kiếp sống, tìm mãi mà không gặp kẻ làm nhà. Đau khổ thay kiếp sống cứ tái diễn mãi. Hỡi kẻ làm nhà! Nay Ta gặp được ngươi rồi. Ngươi không thể làm nhà nữa. Bao nhiêu rui mè của ngươi đều gãy cả rồi, kèo cột của ngươi đã tan vụn cả rồi. Trí Ta đã đạt đến vô thượng Niết bàn, bao nhiêu dục vọng đều dứt sạch cả.” Kể từ giây phút chứng ngộ ấy, là một bước ngoặc lớn trong cuộc đời tu tập của Ngài, và có ý nghĩa lớn lao đối với nhân loại.

Sau khi thành đạo bước chân du hoá của Ngài khắp năm châu bốn biển, ban trải tình thương vô điều kiện, nhất là sự hoá độ của ngài không phân biệt giai cấp màu da, chủng tộc. Ngài nói: “Không có giai cấp trong khi dòng máu cùng đỏ và giọt nước mắt cùng mặn, mỗi người đều bình đẳng với nhau trong tự tánh”. Vì vậy, sự kiện thành đạo của Đức Phật như một điểm son sáng ngời trong lịch sử loài người, với tinh thần “Từ bi – Bình đẳng”.

Thông điệp đầu tiên mà Đức Phật muốn nhắn gửi đến nhân loại là mở ra một con đường thoát khổ. Ngài nói: “Suốt 49 năm hoằng pháp lợi sinh, ta không nói gì ngoài sự khổ và con đường diệt khổ”. Bao nhiêu nỗi khổ của chúng sanh, mà nhất là cái khổ do vô minh tham ái, thì muôn kiếp ngàn đời vẫn bị trầm luân trong sanh tử.

Cho nên bài pháp đầu tiên Ngài thuyết giảng là giáo lý Tứ Đế, cũng là nền tảng căn bản của đạo Phật, dù trải qua hơn 2600 năm nhưng giáo lý ấy vẫn còn giá trị mãi với thời gian. Trong kinh Tương Ưng III, Đức Phật dạy: “Biển có thể cạn, núi có thể sụp đổ, quả đất có thể băng hoại, nhưng khổ đau không bao giờ chấm dứt đối với người còn vô minh và ái dục”.

Nhân kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo, chúng ta cùng nhìn lại dòng lịch sử của Ngài, từ xuất gia cho đến thành đạo như một tấm gương sáng để mọi người soi chung. Cùng nhau nỗ lực tinh tấn tu tập, chúng ta có thể giác ngộ giải thoát ngay cõi đời này.

Tưởng nhớ về ngày Đức Phật thành đạo cũng là dịp để cho người con Phật chúng ta thấy được đoạn đường gian khổ mà Ngài đã đi qua, tự thân tu tập, tự thân chứng ngộ. Vì vậy, chúng ta hãy phát huy truyền thống cao đẹp và gìn giữ nguồn giáo pháp thậm thâm vi diệu ấy, để cho Phật pháp được trường lưu miên viễn, làm lợi lạc chúng hữu tình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngày Đức Phật thành đạo có ý nghĩa gì đối với nhân loại?

Phật giáo thường thức 14:45 02/01/2025

Vào những ngày cuối Đông, tiết trời se lạnh, cũng là lúc trong lòng mỗi người con Phật hân hoan đón mừng một sự kiện lịch sử trọng đại, ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo, từ đó mở ra cho chúng sanh một con đường thoát khổ.

Phước báu của tâm trong sạch dâng y?

Phật giáo thường thức 14:12 02/01/2025

Hỏi: Thí chủ có tâm trong sạch dâng y Kathina đến chư Tăng thì sẽ được phước báu như thế nào?

Cô đơn là độc lập chứ không phải cô lập

Phật giáo thường thức 12:25 02/01/2025

Nếu như con nguyện đời đời kiếp kiếp kết duyên giải thoát với thầy, con có đang tạo tác điều gì trói buộc không?

Thế nào là lấy khổ làm thầy?

Phật giáo thường thức 10:36 02/01/2025

Đức Phật trong các Kinh điển thường hay khuyên dạy chúng ta: "Phải lấy khổ làm thầy, lấy giới làm thầy". Bởi vì nếu cuộc sống của chúng ta kham khổ 1 chút, thì chúng ta đối với cái thế gian này sẽ chẳng có lưu luyến.

Xem thêm