Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 22/02/2022, 10:00 AM

Ngày Tết, bàn về chữ “Điên”.

Người ta khai bút trong một không khí đầy thiền vị ở thư phòng vào thời khắc giao mùa, có hương trầm quyện khói, tách trà thơm ấm môi. Còn mình khai bút ở gian hàng bán đồ lưu niệm vào 10 giờ đêm, lúc mọi người đang tất bật dọn dẹp khi đã qua hết ba ngày Tết.

hoangphap_ngay-tet-ban-ve-chu-dien_full_04272022_092732

Tối mùng ba Tết, nhờ đứa em biết thư pháp viết hộ đôi ba chữ, như cái “thú” nhà Nho thời trước gọi là khai bút đầu xuân. Người ta khai bút trong một không khí đầy thiền vị ở thư phòng vào thời khắc giao mùa, có hương trầm quyện khói, tách trà thơm ấm môi. Còn mình khai bút ở gian hàng bán đồ lưu niệm vào 10 giờ đêm, lúc mọi người đang tất bật dọn dẹp khi đã qua hết ba ngày Tết. Mà chắc bây giờ, chẳng còn mấy người giữ lại truyền thống của các anh học trò nghèo và những cụ đồ thuở xưa này.

Loay hoay mãi, chả biết nhờ em ấy viết cho chữ gì, “an” thì thường quá, vì đời ai chẳng muốn an, nhưng đôi khi chút sóng gió, thăng trầm lại thú vị, giúp ta trưởng thành và lớn thêm một chút. “Phúc” cũng quá nhiều người mong muốn, nhưng sự thật rõ ràng, muốn có phúc thì phải gieo nhân lành. Chữ “Tâm” cũng hay, nhưng được mấy khi ta hiểu được chữ Tâm, biết được tâm mình và người để có thể tùy duyên mà xử thế. Lơ ngơ thế nào, thế là nhờ em ấy viết cho một chữ “Điên”. Thằng nhỏ thật khéo tay, em ấy cũng có tâm hồn bay bổng và lãng mạn nên viết chữ “Điên” như thực như hư, khó mà đọc cho ra được. Bên dưới là câu thơ:

Điên…

…là tỉnh giữa mộng đời hư ảo.

Là thong dong giữa thế sự thăng trầm.

Câu thơ là một ý tưởng bất chợt nảy lên khi nhìn đứa em viết chữ Điên.

Ngày còn đi học cấp ba, tôi hay nghe một câu nói đùa của đứa bạn, không biết đúng sai thế nào:

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, mỗi ngày một người có ít nhất mười lăm phút để “Điên”. Chính vì lý do này, nên lúc nào mà chúng ta thấy một người nào đó xung quanh mình không muốn nói chuyện, cư xử thô lỗ, cộc cằn, khó chịu hay “hâm hâm” thế nào, thì đó cũng là điều bình thường, không có gì lạ. Đó là lúc “đến giờ” của anh ấy hay cô ấy. Nghĩ được như thế, chúng ta cũng có chút cảm thông, vui vẻ, và bỏ qua những vụng về hay lầm lỗi của nhau, cứ thế mà những mối quan hệ được lâu dài và bền chặt, tránh được những cuộc xung đột không đáng có.

Ông bà xưa cũng có lời khuyên rất hay đối với những người nóng tính, bốc đồng và lỗ mãng. Các cụ khi thấy những người đó đang bất thường thì sẽ can ngăn những người xung quanh bằng cách nói: “Thằng đó có máu điên, bây chấp làm gì, thôi bỏ qua đi!”. Nhờ nhận thức cái “điên” như thế mà vợ chồng hạnh phúc, anh em thuận hòa, nếp nhà đầm ấm, xã hội yên vui.

Khi nói về chữ “Điên”, tôi chợt nhớ tới một nhà thơ nổi tiếng trong văn đàn thế kỷ XX được rất nhiều người mến mộ, một người tự nhận mình là “ta bắt đầu điên rực rỡ”, rồi không quên hài lòng với sự tiêu sái của mình “tuy điên rồ nhưng lừng lẫy, chết đi sống lại vẫn vẻ vang”. Bùi Giáng, một hiện tượng của làng thơ khoảng thập niên 70, một ông già lập dị với lối sống “cái bang” thứ thiệt, lang thang ở các trường đại học để tranh luận với sinh viên về triết học và văn học. Đằng sau vẻ xuề xòa bất cần đời của ông là một kho tàng văn chương, triết học, ngôn ngữ bậc nhất. Ngoài những bài thơ xuất sắc, ông còn để lại cho cuộc đời những công trình dịch thuật, nghiên cứu văn học và triết học. Đọc thơ Bùi Giáng, người ta kinh qua nhiều cảm xúc khác nhau, với nhiều hình tượng và ngôn từ đặc sắc. Câu chữ phát tiết một cách tự nhiên từ một tâm hồn phóng khoáng, tự tại. Thơ ông chứa nhiều hình tượng ẩn dụ, siêu thực, nhưng lại nhẹ nhàng và thanh thoát. Thế nên, nhiều học giả đánh giá cõi thơ ông không “Điên” mà dường như rất “Tỉnh”. “Tỉnh” trước thời cuộc, giữa thế sự thăng trầm, giữa sự mập mờ giữa đúng, sai, thiệt, hơn, phải, trái. Ông thương đời, yêu người, nhưng lại cảm thấy đời quá nhanh và người quá vội. Ông bí lối và mệt nhoài trước sắc – không, rồi đành dùng thơ để nói lên tiếng lòng. Để những ai có duyên cùng với ông đọc thơ giữa hai hàng chữ, mà ý tứ và nội dung ẩn tàng trong đó theo kiểu “hiểu sao cũng được”.

Bàn luận dông dài thôi đành quay lại với chữ “Điên”. Có một lần tôi nghe được rằng, không nhớ rõ là trong kinh hay chú giải nào, Đức Phật có nói chúng sinh bị vô minh chi phối như những người điên sống trong cõi mộng. Nhiều người e dè và cảm thấy có chút buồn, cho rằng sao đấng Đạo sư lại nặng lời như thế. Nhưng ngẫm lại, lời Thế Tôn đúng trong mọi trường hợp. Thánh nhân nhìn chúng sanh tranh giành hơn thua, cả một đời để kiếm tìm những thứ phù hoa mộng ảo, tạo vô lượng ác nghiệp rồi xoay vần trong sinh tử luân hồi, các ngài cảm thấy thương xót vô cùng. Khi còn phiền não trong tâm, tâm chưa rõ đường đi lối về trong giáo pháp, thì ai cũng có thể xử sự như một người… “Điên”. Ngọn lửa tham có thể sinh khởi trong một tình huống nào đó để xuôi người làm những chuyện sai trái, gây tổn hại cho người khác. Ngọn lửa tham có thể bùng phát làm ta đánh mất chính mình.

Cùng một chữ “Điên”, nhưng tùy từng trường hợp mà ta hiểu thế nào, xúc cảm ra sao. Thôi thì thỉnh thoảng trong đời, đôi khi hãy thử “điên một chút”, để lặng đi những muộn phiền, để lòng bình thản. Tâm an nhiên giữa thế sự thăng trầm.

Mùng 3 Tết – 2022.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc

Xuân Muôn Nơi 17:47 25/02/2024

Lễ khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) lần thứ VI - năm 2024, diễn ra hôm 23/2.

Hơn 12.000 người dự lễ cầu an tại chùa Viên Quang

Xuân Muôn Nơi 10:44 23/02/2024

Tối 21/2, chùa Viên Quang (xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, Nghệ An) tổ chức lễ cầu quốc thái dân an Xuân Giáp Thìn 2024, hơn 12.000 người tham dự.

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh

Xuân Muôn Nơi 12:29 21/02/2024

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh (xã Quảng Trung, H.Quảng Xương, Thanh Hóa) khai hội hôm 18/2.

Xuân thung dung

Xuân Muôn Nơi 19:15 20/02/2024

Nắng vắt hiên Đông, đá mỉm cười/ Chừ Xuân năm mới ghé đây chơi/ Bộn bàng, chuyện cũ chôn hang hốc/ Xơ xác, cành khô nẩy tượt chồi...

Xem thêm