Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Điên đảo mộng tưởng là gì?

Hiện giờ quí vị có điên đảo không? Như tôi thường nói điên đảo là cái nhìn lộn ngược.

 Hiện giờ quí vị có điên đảo không?

Như tôi thường nói điên đảo là cái nhìn lộn ngược.

Nhơ mà tưởng sạch là điên đảo, giả mà tưởng thật là điên đảo…

Giả sử như đầu năm mùng một Tết, có ai đến chùa chúc thầy, cô năm nay về Phật sớm, quí vị chịu không? Lời chúc đó tốt hay xấu?

Mình tu là mong được về Phật, mà nghe nói về Phật sớm thì bực mình rồi, như vậy có điên đảo không?

Lẽ ra tu tới mười năm, hai chục năm mới được về Phật, bây giờ mới năm ba năm, người ta chúc mình về Phật sớm thì mừng, tại sao lại giận?

Tại mình còn ham sống dai, chưa chịu về Phật.

Tuy nguyện được về Phật mà chờ chừng nào đuối mới chịu về, chớ bây giờ còn đi đứng được, còn vui vẻ thì khoan đã.

Thế gian biết bao nhiêu mộng tưởng, nào tưởng danh, tưởng lợi, tưởng làm giàu… Cho nên người thấy tất cả pháp hư dối, do duyên hợp không thật, tự tánh nó là không, nên không có sở đắc.

Thế gian biết bao nhiêu mộng tưởng, nào tưởng danh, tưởng lợi, tưởng làm giàu… Cho nên người thấy tất cả pháp hư dối, do duyên hợp không thật, tự tánh nó là không, nên không có sở đắc.

Đắc kiến pháp Niết Bàn

Quí vị tụng kinh luôn nguyện sau này được về cõi Phật, mà nghe nói về Phật sớm liền sợ, như vậy có điên đảo không?

Rõ ràng chúng ta sống trong điên đảo mê lầm.

Bởi vì chúng ta cứ tưởng mình sống lâu, nhưng vô thường tới giờ nào thì dẫn mình đi giờ đó, chớ nó đâu có đợi chờ.

Nếu chúng ta biết rằng thân này là tạm bợ giả dối thì chuyện ra đi là chuyện thường, không có gì phải sợ nữa cả.

Tôi nêu thí dụ để quí vị thấy chúng ta sống trong điên đảo nhiều hơn là thực tế.

Chúng ta hôi nên dùng dầu thơm, nước hoa để khỏa lấp. Biết mình hôi mà ai chê hôi thì giận.

Chúng sanh điên đảo như vậy, nên không thấy được lẽ thật.

Từ không thấy được lẽ thật nên sống trong mộng tưởng.

Mộng tưởng là sao?

Là tưởng tượng hư ảo như trong giấc mộng.

Tất cả những gì chúng ta thấy trong mộng, có thể biến thành sự thật sau khi chúng ta thức dậy không? Không bao giờ có.

Như vậy mộng là hư ảo, mà chúng ta lại sống với những tưởng tượng hư ảo đó nhiều hơn thực tế.

Có nhiều người khi vào chùa tu, thấy quí thầy Pháp sư, Giáo thọ đi giảng đi dạy, được mọi người hoan nghênh liền thích. Thích nên dù mới học được chút ít, mà tưởng tượng mai kia mình sẽ làm Pháp sư, Giáo thọ…

Việc chưa tới mà tưởng tượng như vậy thì có mộng ảo không?

Hoặc nghe ai tán thán người xưa tu phải ở trong rừng sâu, núi thẳm mới đắc đạo, thế là đang ở trong chúng êm đềm, tu hành bình thường, liền xách gói vô núi vô rừng ở.

Vô rừng vô núi tưởng tượng ba tháng bảy tháng thì đắc đạo. Đến chừng khổ quá, thấy không được gì thì xách gói ra.

Như vậy tưởng không có lẽ thật mà mình cứ tưởng.

Thế gian biết bao nhiêu mộng tưởng, nào tưởng danh, tưởng lợi, tưởng làm giàu…

Cho nên người thấy tất cả pháp hư dối, do duyên hợp không thật, tự tánh nó là không, nên không có sở đắc.

Không có sở đắc gọi là Bồ-tát.

Y theo trí tuệ Bát-nhã mà tu thì tâm không còn ngăn ngại, xa lìa các sợ sệt, điên đảo mộng tưởng.

Khi xa lìa được sợ sệt, điên đảo mộng tưởng rồi thì sẽ đến cứu kính Niết-bàn, là chỗ an lạc giải thoát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Phật giáo thường thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?

Phật giáo thường thức 15:05 22/11/2024

Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?

Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?

Phật giáo thường thức 13:00 22/11/2024

Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Phật giáo thường thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Xem thêm