Ngày tự tứ mùa Vu lan trong Phật giáo
Ngày tự tứ là ngày mà các Tăng Ni sẽ tự nói ra lỗi lầm của mình và học cách tha thứ. Đây là một ngày lễ bắt buộc và đặc biệt quan trọng trong Phật Giáo.
Ý nghĩa của ngày tự tứ
Ngày tự tứ được thực hiện khi các Tăng Ni kết thúc mùa an cư kiết hạ. Tự tứ còn được gọi là tự tứ thỉnh. Tự ở đây có nghĩa là tự mình, tứ là nêu lên và thỉnh có nghĩa là thỉnh cầu. Tự tứ thỉnh chính là tự mình nêu lên những lỗi lầm, và thỉnh cầu Phật Gia chỉ dạy, tha thứ lỗi lầm của mình. Chính vì vậy, trong ngày này Đức Phật rất hoan hỷ bởi vì các Phật tử có tâm hồn phục thiện và biết hối cải lỗi lầm.
Những mùa an cư đáng nhớ trong cuộc đời Đức Phật
Cách thức tự tứ đúng pháp
Pháp tự tứ sẽ có 5 vị Tỳ-kheo, mỗi vị Tỳ- kheo sẽ quỳ trước đại chúng thành tâm nói lên những lỗi lầm của mình. Những lỗi lầm này có thể đã phạm phải từ thân – khẩu – ý gây ra. Vị nào được chúng Tăng chỉ ra lỗi lầm thì thành tâm sám hối, không được phiền não, giận hờn.
Đối tượng hướng đến tự tứ phải là cùng chúng. Có nghĩa là Tỳ – Kheo đối trước Tỳ – Kheo, Tỳ – Kheo – Ni đối trước Tỳ – Kheo – Ni, không được phép có sự lẫn lộn trong lúc tự tứ.
Thời gian tự tứ: Các Phật tử chỉ nên tự tứ vào ngày cuối cùng của 3 tháng kiết hạ.
Người được Tăng bổ nhận tự tứ phải hội tụ 5 đức hạnh: Không thiên vị, không sân hận, không sợ hãi, không ngu dốt và biết rõ nguyên tắc cử tội.
Khi tiến hành nghi lễ tự tứ, thượng tọa có thể đứng hoặc quỳ. Khi thượng tọa đứng thì đại chúng có thể đứng hoặc quỳ, nhưng khi thượng tọa quỳ thì đại chúng phải quỳ để tác pháp tự tứ.
Ngày tự tứ thể hiện thái độ chân thành của người Phật tử
Ngày tự tứ chính là lễ thỉnh cầu người khác xét lỗi giúp mình. Tâm lý con người chúng ta tương đối là giống nhau. Đó chính là luôn muốn mình hoàn hảo trong mắt người khác, luôn muốn được lung linh. Nhưng không mấy ai chịu nỗ lực để hoàn thiện chính mình. Thay vào đó là tìm cách né tránh, che đậy khuyết điểm của mình. Chính vì vậy, việc thỉnh cầu người khác chỉ lỗi cho mình trước tập thể là vô cùng khó khăn. Chỉ có những ai có tâm hướng về những điều thiện lành mới đủ bản lĩnh thú tội trước đại chúng.
Ngày tự tứ thể hiện tinh thần vô ngã
Tự tứ sẽ giúp chúng ta gạt bỏ tự ái cá nhân, nâng cao tinh thần học hỏi và tiến bộ lên hàng đầu. Và học được cách hạ cái tôi của mình xuống để đón nhận những bài học cho bản thân. Người tự tứ thể hiện thái độ sống vô ngã, luôn sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu ý kiến, đánh giá về mình từ đại chúng.
Nhân mùa An cư 2020 nghĩ về COVID-19
Pháp tự tứ thể hiện tinh thần hoàn thiện mình
Sự thỉnh cầu của người tự tứ nhờ người chỉ lỗi cho mình thể hiện một tinh thần tha thiết hoàn thiện mình của người Phật tử. Trong khoảng thời gian an cư kiết hạ, các Phật tử không ngừng trau dồi đạo hạnh và giác ngộ. Nhưng trong đời người không ai là không có lỗi lầm. Việc tự mình chấp nhận lỗi lầm và thỉnh cầu được sửa sai là một hành động hoàn thiện chính mình cần được duy trì và học hỏi.
Pháp tự tứ thể hiện trí tuệ và từ bi
Người tự tứ thỉnh cầu lỗi lầm và người chỉ ra lỗi lầm đều là người có trí tuệ. Cũng như lòng từ bi của họ xuất phát một cách nhất quán trong bản chất. Người tự tứ có trí tuệ mới là người nhận thấy được cái sai của mình. Việc nhờ người khác chỉ ra cái sai của mình là một cách tu dưỡng thiết thực nhất. Còn người giúp người khác sửa lỗi là người có tấm lòng từ bi vô lượng. Họ luôn mong muốn đại chúng hoàn thiện và tốt lên từng ngày.
Qua bài viết trên, cho ta thấy tự tứ là một yếu tố và cũng điều kiện để người xuất gia được tồn tại. Luôn một lòng hướng tâm về những gì lời Phật đã dạy. Chính vì vậy, chúng ta phải luôn tự giác chấp nhận cái sai và nuôi dưỡng đạo hạnh từng ngày.
> Xem thêm video "Tu thân theo lời Phật dạy":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm