Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 30/06/2020, 12:00 PM

Tiền an cư và hậu an cư

Trong thời gian ba tháng mùa mưa ở Ấn Độ thì chư Tăng không được đi hành hóa các nơi, hơn nữa do vì trong thời gian này các loại cây cỏ, côn trùng phát sanh, nên để đừng sát thương các vật đó, hàng đệ tử Phật thường tập trung lại một nơi, cấm túc, đặt ra quy chế tọa thiền tu học.

 An cư trong đại dịch

Theo Đại phẩm (Luật tạng), trong giai đoạn đầu Đức Phật chưa chế pháp an cư. Thế rồi khi mùa mưa đến, cây cối mọc lên kéo theo sự sinh sôi nảy nở của vô số côn trùng. Một số đạo sĩ các giáo phái khác cũng có quy định an trú trong mùa mưa để tránh giẫm đạp làm tổn hại sinh mạng; thế nhưng có một số chư Tăng đệ tử Phật vẫn tiếp tục du hành trong ba tháng mùa mưa.

Sự kiện này đã khiến dân chúng và các giáo phái ngoại đạo kịch liệt chỉ trích: “Làm thế nào có thể những Sa-môn, con trai của giòng họ Thích Ca đi về trong mùa đông, mùa hè và cả trong mùa mưa, họ chà đạp xuống thảm cỏ xanh, làm bị thương, giết hại nhiều sinh vật? Đến mùa mưa, chim, kiến còn biết làm tổ để trú mưa, các đệ tử Sa-môn Cồ-đàm cứ đi mãi và giẫm phải côn trùng”.

Sự kiện này được trình báo lên Đức Phật, thế rồi Ngài dùng huệ nhãn để quán xét, nhận thấy nhân duyên đến, nên ban hành lễ An cư kiết vũ hàng năm để những người xuất gia hành trì có an lạc. Đức Phật dạy: “Nay Tôi quy định, các Tỳ-kheo phải kiết túc an cư trong ba tháng mùa mưa”.

Trong thời gian ba tháng mùa mưa ở Ấn Độ thì chư Tăng không được đi hành hóa các nơi, hơn nữa do vì trong thời gian này các loại cây cỏ, côn trùng phát sanh, nên để đừng sát thương các vật đó, hàng đệ tử Phật thường tập trung lại một nơi, cấm túc, đặt ra quy chế tọa thiền tu học.

Trong thời gian ba tháng mùa mưa ở Ấn Độ thì chư Tăng không được đi hành hóa các nơi, hơn nữa do vì trong thời gian này các loại cây cỏ, côn trùng phát sanh, nên để đừng sát thương các vật đó, hàng đệ tử Phật thường tập trung lại một nơi, cấm túc, đặt ra quy chế tọa thiền tu học.

Ba tháng an cư kiết hạ của người tu sĩ

Thuật ngữ an cư tiếng Pāli là Vassa, Phạn là Varṣā, tiếng Anh là Retreat season, nghĩa là ở an vào mùa mưa. Trung Hoa dịch ý là Vũ kỳ (thời kỳ mưa), gọi tắt của Vũ an cư (雨安居), an cư mùa mưa), còn được gọi là Hạ hành (夏行), Tọa hạ (坐夏), Tọa lạp (坐臘), Hạ lung (夏籠), Hạ thư (夏書), Hạ kinh (夏經), Hạ đoạn (夏斷), Hạ (夏). Do đó mới có tên gọi Nhất hạ cửu tuần (一夏九旬), Cửu tuần cấm túc (九旬禁足), Kiết chế an cư (結制安居), Kiết chế (結制), v.v… Bắt đầu kiết chế an cư thì gọi là Kiết hạ (結夏), khi kết thúc an cư là Giải hạ (解夏).

Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết-ma sớ (quyển 4), giải thích nghĩa chữ an cư như sau: “Thu nhiếp thân tâm yên tĩnh là an, thời kỳ phải ở lại là cư”. Luật Tư trì ký định nghĩa: “Lập tâm một chỗ gọi là kiết; bộ Nghiệp sớ định nghĩa: Thu thúc thân vào chỗ tịch tĩnh gọi là an”. An cư cũng có nghĩa là “An kỳ tâm, cư kỳ thân”, tức thân ở yên một chỗ và tâm được an lạc, thanh tịnh gọi là an cư.

Trong thời gian ba tháng mùa mưa ở Ấn Độ thì chư Tăng không được đi hành hóa các nơi, hơn nữa do vì trong thời gian này các loại cây cỏ, côn trùng phát sanh, nên để đừng sát thương các vật đó, hàng đệ tử Phật thường tập trung lại một nơi, cấm túc, đặt ra quy chế tọa thiền tu học trong suốt ba tháng an cư.

Trong thời gian 3 tháng ấy, chia làm hai giai đoạn, đó là giai đoạn của tiền an cư và giai đoạn của hậu an cư. 

Tiền an cư chính là bắt đầu ngày 16 đến cuối đêm 16; hậu an cư chính là bắt đầu ngày 17 cho đến cuối đêm 16 của tháng sau.

Tiền an cư chính là bắt đầu ngày 16 đến cuối đêm 16; hậu an cư chính là bắt đầu ngày 17 cho đến cuối đêm 16 của tháng sau.

Tùng lâm Quán Sứ khai Pháp khóa An cư Kiết hạ - PL. 2564

Về tiền an cư, tất cả đều thống nhất là bắt đầu từ ngày 16 và chỉ có một ngày. Tức khi minh tướng ngày 16 bắt đầu xuất hiện cho đến cuối đêm trước khi minh tướng ngày sau (17) xuất hiện. Do đó, nếu an cư vào tháng tư thì tiền an cư chính là bắt đầu của ngày 16 tháng tư; nếu an cư tháng 5 thì tiền an cư bắt đầu của ngày 16 tháng 5… Có nghĩa là, an cư tháng nào thì lấy ngày 16 của tháng đó làm tiền an cư. 

Về hậu an cư, hiện nay vẫn còn nhiều giải thích khác nhau. Qua nghiên cứu, cả Từ Điển Phật Học Huệ Quang và Từ Điển Phật Học Hán Việt đều cho biết, nếu an cư được chia làm hai loại tiền an cư và hậu cư thì tiền an cư là bắt đầu ngày 16 tháng này và hậu an cư bắt đầu vào ngày 16 tháng kế tiếp, tức sau tiền an cư một tháng. 

Ở đây sẽ có người đặt giả thiết, nếu tính hậu an cư bắt đầu vào ngày 16 sau tiền an cư một tháng thì thời gian của hậu an cư là bao nhiêu ngày, và thời hạn chót của hậu an cư là đâu? Đây là nghi vấn mà chúng ta cần giải quyết. Theo Nam Hải Kí Qui  thì thời điểm bắt đầu an cư là 16 tháng 5 và thời hạn chót của hậu an cư là cuối đêm 16 tháng 6 (lục nguyệt thập lục nhất nhật nhất dạ vi chung thời). Vậy, nếu chiếu theo ở trên thì chẳng lẽ thời gian của hậu an cư là chỉ có một ngày một đêm?

Hậu an cư bắt đầu ngày 17 tháng 5 đến cuối đêm 16 tháng 6…

Hậu an cư bắt đầu ngày 17 tháng 5 đến cuối đêm 16 tháng 6…

An cư - Nuôi lớn tâm bồ đề

Chính vì nghi vấn như thế, nên trước khi trả lời cho câu hỏi này chúng tôi đã thỉnh hỏi các bậc tiền bối chuyên nghiên cứu về luật và được cho biết, thời điểm của hậu an cư nên tính là ngày 17, sau tiền an cư một ngày và kéo dài một tháng cho đến cuối đêm 16 của tháng sau đó. Trong khoảng thời gian của hậu an cư, nếu vào trễ bao nhiêu ngày thì phải ra trễ bấy nhiêu ngày. Chẳng hạn, vào ngày 17 tháng 4 thì ra ngày 16 tháng 7; nếu vào ngày 18 tháng tư thì ra ngày 17 tháng 7; cho đến vào ngày 16 tháng 5 thì ra ngày 15 tháng 8. Qui định này cũng được Hòa thượng Trí Thủ giải thích rõ trong Yết Ma Yếu Chỉ, và là qui định mà hiện nay hầu hết chư Tăng Ni đang thực hiện. 

Như vậy nói gọn lại, tiền an cư chính là bắt đầu ngày 16 đến cuối đêm 16; hậu an cư chính là bắt đầu ngày 17 cho đến cuối đêm 16 của tháng sau. Tức là:

Nếu tiền an cư bắt đầu ngày 16 tháng 4 thì hậu an cư bắt đầu ngày 17 tháng 4 đến cuối đêm 16 tháng 5, nếu tiền an cư bắt đầu ngày 16 tháng 5 thì hậu an cư bắt đầu ngày 17 tháng 5 đến cuối đêm 16 tháng 6… Nói chung, tiền an cư và hậu an cư là qui định chung; còn tháng tư, tháng 5, hay tháng 6 đó là do qui định của từng quốc gia và từng bộ phái vậy.

>Xem thêm video: "Tự tại trước khen chê":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phật dạy thần chú phá trừ những việc xấu ác

Kiến thức 17:33 26/04/2024

Nếu người trì tụng muốn làm pháp này được thành tựu, trước cần phải sạch sẽ trai giới, phát tâm chí thành tụng đà-ra-ni 10 vạn biến cho được thuộc làu rồi, nhiên hậu mới tùy chỗ làm phép được thành tựu.

Thực hiện ước mơ

Kiến thức 13:50 26/04/2024

Người có phước đức, định lực, trí tuệ là điều kiện cần để thực hiện được ước mơ của mình. Không có phước đức trí tuệ thì sẽ rất khó thực hiện được ước mơ của mình. Sống thế nào có thể tăng trưởng phước đức định lực trí tuệ?

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Kiến thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Kiến thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Xem thêm