Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 21/03/2016, 20:39 PM

Nghệ An: Chùa Đức Hậu đức đại hồng chung và trống đồng

Với duyên lành hội đủ nhân kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa vượt thành xuất gia, 08/02 và kỷ niệm Vía đức Bồ Tát Quan Thế Âm 19 tháng 2, ngày 12/02/Bính Thân (20/03/2016), chùa Đức Hậu tổ chức lễ chú nguyện rót đồng đúc Đại Hồng Chung với trọng lượng 1,5 tấn và đúc Trống Đồng với những họa tiết phù điêu nghệ thuật Phật giáo.

Buổi lễ dưới sự chứng minh của HT.Thích Thanh Đàm, Ủy viên thường trực HĐCM; HT.Thích Quang Đạo, Phó Hiệu trưởng Trường TCPH tỉnh tỉnh Đồng Nai; HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng BTS GHPG Nghệ An; bà Hoàng Thị Quỳnh Anh, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL; ông Nguyễn Văn Long, Phó ban Tôn giáo tỉnh; công an tỉnh cùng các cơ quan đại diện các cấp tỉnh và chính quyền tại địa phương cùng hơn 2000 người về tham dự.
 
Trên địa bàn xã Nghi Đức trước đây có làng Đức Hậu, là một làng lớn có dân số đông, nằm trên địa thế quan trọng của Ngô Xá xã, Chân Phúc tổng, Châu Hoan phủ. Trên địa bàn của làng có quần thể "tam giáo đồng nguyên" Chùa, Đình, Đền. Trong quần thể nêu trên chùa Đức Hậu Tên gọi xưa là Thiên Linh tự, nay thuộc địa bàn xóm Xuân Hoa, xã Nghi Đức được xây dựng vào khoảng thế kỷ XII - XIII vào thời nhà Trần trên diện tích khoảng 10 ha. Theo các văn bản cũng như những lời kể, trước năm 1943 chùa lợp tranh, sau 1943 phật tử và nhân dân đóng góp xây dựng, tu sửa chùa trở nên to đẹp hơn với 53 pho tượng an vị trong 9 ngôi nhà gỗ lim rất lớn. Rồi trải qua dâu bể, chùa chỉ còn lại là một phế tích, Hiện tại, chùa còn lại một giếng cổ xây bằng gạch, một khung nhà gỗ và một số đồ tế khí khác.

Thời gian gần đây, khi đời sống của đại bộ phận quần chúng nhân dân đã được nâng lên rất đáng kể, nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh, tu tập ngày càng cao. Đặc biệt nhu cầu về đời sống tâm linh hướng về Phật giáo của tín đồ, Phật tử ngày càng lớn và đây cũng là nhu cầu hướng thiện cần thiết của mọi người nên một số bà con phật tử vẫn lui tới thắp hương, bái Phật, nguyện cầu tại nơi đây. 
 
Chính do nhu cầu bức thiết ấy, nên phật tử, nhân dân, chính quyền địa phương đã đệ tờ trình xin phép các cấp có thẩm quyền cho Chùa Đức Hậu được chính thức phục hồi, và có sư trụ trì, có tư cách pháp nhân để thực hiện các nghi lễ cũng như tôn tạo xứng đáng với tầm vóc vốn có của ngôi chùa trước đây sẽ vừa tạo môi trường thuận lợi đáp ứng nhu cầu hướng về Phật pháp của không những tín đồ trên địa bàn mà của cả thành phố Vinh và các vùng lân cận, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp chính quyền trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. 

Ngày 07/05/2015 UBND tỉnh có Quyết định số 1716/QĐ-UBND-NC Về việc chấp nhận phục hồi cơ sở Phật giáo. (Điều 1: Chấp thuận phục hồi Chùa Đức Hậu xã Nghi Đức, Tp.Vinh, tỉnh Nghệ An). Sau khi UBND tỉnh chấp nhận phục hồi chùa, được sự tín nhiệm của phật tử, sự đồng ý của UBND xã Nghi Đức, UBND Tp.Vinh; ngày 20 tháng 05 năm 2015 UBND tỉnh đã có Công văn số 3105/UBND-NC về việc chấp thuận Đại đức Thích Định Tuệ (thế danh Trương Văn Thuận) làm trụ trì chùa Đức Hậu và Ngày15 tháng 06 năm 2015, BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An có Quyết định số 054/QĐ-BTS bổ nhiêm ĐĐ.Thích Định Tuệ trụ trì chùa Đức Hậu. Và từ đó, ngôi chùa đã dần dần đi vào hoạt động đúng theo giáo Pháp của Phật.
 
Đạo Phật hiện hữu giữa lòng nhân thế luôn mong ước đem lại sự an bình và hạnh phúc cho nhân loại. Sự có mặt của những ngôi chùa khắp nơi cũng góp phần mang lại sự an vui cho cuộc đời. Chính vì vậy, mà khi có dịp bước chân đến chùa ta cảm thấy cõi lòng như được thãnh thơi an lạc. Khi đến chùa ngoài việc lễ bái chiêm ngưỡng hình tượng của các vị Phật, Bồ Tát, chúng ta còn có dịp lắng nghe những thanh âm vi diệu thanh thoát được cất lên bởi chiếc đại hồng chung.

Với những người học đạo bước đi trên con đường giải thoát giác ngộ thì tiếng chuông chùa lại có một giá trị thiêng liêng, đó như là tiếng gọi của Phật giúp mỗi hành giả luôn tỉnh thức để sống trọn vẹn với những phút giây hiện tại nhiệm màu nhằm xua tan đi những khổ đau phiền lụy. Nghe chuông phiền não tan mây khói tiếng chuông không chỉ có giá trị giới hạn đối với người sống nơi cảnh giới nhân gian trần thế, mà nó còn vượt xa lên tới cảnh trời và thấu xuốt vào tận chốn địa ngục khổ sở tối tăm.

Về ý nghĩa, ngoài âm vang của tiếng trống cảnh tỉnh khách trần ra, nó còn nói lên một ý nghĩa đặc thù siêu việt. Mục đích là nhằm nhắc nhở mọi người cần phải trang bị cho mình có đầy đủ trí Tuệ sáng suốt. Dù hành giả tu bất cứ pháp môn nào, mà thiếu trí Tuệ, thì coi như sự tu hành không có kết quả tốt đẹp. Nếu không có trí Tuệ sáng suốt để phân biệt chánh tà, đúng sai, thì trong khi ứng dụng tu hành, chúng ta dễ bị sai lệch và đi vào con đường tà kiến. 

Vì Bát nhã quan trọng như thế, nên chư Tổ mượn hình thức cái trống, để khi đánh lên nhằm thức tỉnh mọi người phải luôn nhớ đến cái trí Tuệ Bát nhã sẵn có ở nơi chính mình. Thật vậy, khi nghe tiếng chuông trống bát nhã gióng lên ai nấy trong chánh điện đều đứng dậy chấp tay cầu nguyện, đồng thời tâm hồn người nghe cũng cảm thấy như lắng lặng thanh thoát.

Chuông trống bát nhã rất quan trọng trong thiền môn. Chuông trống bát nhã thường đánh lên vào những buổi lễ pháp sự đặc biệt, như thuyết pháp, truyền giới, sám hối v.v…Và mỗi khi đánh lên ngầm ý thỉnh Phật thượng đường chứng minh. Đồng thời cung nghinh chư tôn đức và cũng để cho mọi người chú ý nhiếp tâm trở về với chánh niệm. Ở mức độ hiện thực, khi nghe âm thanh của những pháp khí Chuông Trống thì người nghe nhanh hồi tâm thức, gắng lo tu niệm bỏ tà hướng chánh và thắp sáng ngọn đuốc chánh niệm, sống trân quý trong từng phút giây và luôn có trách nhiệm với từng suy nghĩ, từng lời nói và từng hành động của chính mình.

Việc đúc Đại hồng chung và trống đồng tại chùa Đức Hậu đánh dấu một mốc son trong công cuộc phục dựng ngôi Bảo Điện và nay ngôi chùa đã có thầy trụ trì giờ đây chùa Đức Hậu đã đủ ba ngôi báu  Phật, Pháp, Tăng, chính vì vậy nhân dân phật tử cùng chính quyền địa phương hãy cùng với Đại đức trụ trì gìn giữ, bảo vệ và phát triển ngôi chùa, lấy đó làm nơi tu tập, triển khai công cuộc hoằng pháp độ sinh đem chánh pháp của đức Phật truyền bá rộng rãi đến mọi nơi để khắp nơi đều được sống trong tinh thần của đạo pháp.

Vũ Thái Quảng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm