Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 21/02/2024, 09:43 AM

Nghe lỗi liền nổi giận

Người nặng tâm tự tôn thì không chịu nổi sự phê bình dễ sinh phiền não, nản chí không chịu cầu tiến; hoặc tự hủy hoại mình; đây là việc rất nguy hiểm. Chúng ta phải biết có được sự nghiệp huy hoàng ở thế gian thì phải chịu phê bình, nếm mùi thất bại mới đạt được.

Con người đều có tâm tự tôn, cũng là sinh vật rất sỉ diện. Cho dù là kẻ ngu si đần độn, cũng không chịu người khác nói khuyết điểm của mình. Đặc biệt là người chuộng sỉ diện làm việc hiếu thắng, họ chỉ biết men say thành công chứ không chấp nhận nếm mùi thất bại và sỉ nhục. Nhưng ở thế gian này, mười việc không vừa ý thì có đến tám, chín việc; vả lại, tất cả việc thành công đều phải nếm trải mùi thất bại. Người nặng tâm tự tôn thì không chịu nổi sự phê bình dễ sinh phiền não, nản chí không chịu cầu tiến; hoặc tự hủy hoại mình; đây là việc rất nguy hiểm. Chúng ta phải biết có được sự nghiệp huy hoàng ở thế gian thì phải chịu phê bình, nếm mùi thất bại mới đạt được.

Thuở xưa, ở một vùng nông thôn, ban đêm mọi người thường tụ họp lại rất đông để tán gẫu, luận bàn việc đời, cả chuyện trên trời dưới đất. Một hôm, họ bàn chuyện anh A. Anh B nói:

- Anh A có đức hạnh rất tốt, cũng là người nhân từ; nhưng đáng tiếc có một chút tính xấu.

Mọi người tranh nhau hỏi:

- Xấu điểm gì?

Con người thật là kì lạ, thích nghe chuyện thị phi của người khác. Anh B đáp:

- Anh A tuy là người tốt, nhưng tính tình nóng nảy một chút, làm việc hay hấp tấp.

Ngay lúc đó, anh A đi ngang qua, nghe anh B phê bình mình, liền nổi giận đùng đùng nói:

- Tao nóng nảy khi nào?

Hắn tát ngay anh B. Người bên cạnh bảo:

- Tại sao anh đánh người ta như thế?

Hắn nói:

- Tại sao tao không đánh? Nó dám nói tao tính tình nóng nảy, làm việc hấp tấp. Tao nóng nảy, làm việc hấp tấp khi nào? Các anh nói thử xem?

Mọi người nói:

- Chẳng phải anh đang nóng nảy đó sao, hành động đánh người không phải thô lỗ là gì?

Hắn nghe mọi người nói bị đuối lí, ngượng ngùng liền bỏ đi.

Người khác nói lỗi của mình là điều may mắn

11021499_622528291212568_1753254365020904219_o

Bài học đạo lí: 

Mỗi người chúng ta đều có ưu điểm và khuyết điểm, nếu chúng ta biết phát huy ưu điểm của mình, sửa bỏ khuyết điểm là người thành công. Còn chúng ta sợ người phê bình, lại không chịu sửa đổi thì ưu điểm cũng do đây mà bị mai một. Vì thế, ngày xưa bậc Thánh thường dạy: “Nghe lỗi liền vui”. Nghĩa là chúng ta khiêm tốn tiếp nhận nghe người khác phê bình, cũng là người thành công.

Người học Phật tu hành lại càng khiêm tốn, cầu người chỉ dạy, tiếp nhận người khác phê bình thì mới có thể thường xuyên sửa đổi. Nếu người không chịu nghe người khác phê bình, khi nghe họ nói lỗi của mình liền buồn giận; hoặc muốn tranh cãi đến cùng, thậm chí còn thượng cẳng tay, hạ cẳng chân. Người như vậy, chẳng những làm trở ngại tương lai tốt đẹp mà còn xảy ra chuyện tranh cãi thị phi đều do đây mà ra.

Bậc Cổ đức dạy: “Người đời ai mà không lỗi, người biết sửa sai là bậc thánh”. Đức Phật dạy: “Từ vô thỉ đến nay, chúng sinh ngụp lặn trong sáu đường luân hồi; người làm nhiều việc thiện thì trong tâm có nhiều tính thiện. Kẻ làm nhiều việc ác thì trong tâm cũng chứa nhiều tính ác”. Tính thiện nhiều là người tốt; tính ác nhiều là người xấu; chỉ cần chúng ta chịu sửa đổi tính ác để phát huy tính thiện của mình thì mọi người đều có thể thành Thánh hiền. Chúng tôi nói cách khác: “Nếu người không chịu sửa đổi ác là để tính ác ngày càng tăng trưởng thì chẳng những là người ác mà tương lai nhất định đọa vào địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh”.

Thế gian có rất nhiều người thích uống rượu, cờ bạc, mê gái đẹp, ăn chơi trác táng mà không chịu làm ăn; hoặc có người chơi bời lêu lỏng, làm ăn bất chính, làm những việc hại người lợi mình. Nếu có người thiện ý khuyên nhắc, chẳng những họ không chịu nghe lời mà còn tức giận oán hận người tốt. Có người ưa tranh cãi vô lí; cho nên, làm người tốt rất ít. Nếu mọi người cùng đồng lõa theo thói xấu với họ, hoặc kết bạn cùng chơi thì bạn xấu càng nhiều.

Trước đây, chúng tôi nghe nói tự viện ở Trung Quốc, người xuất gia ở từ năm, sáu trăm người, hoặc trên một nghìn người; cho nên quy củ và giới luật rất nghiêm túc. Hiện nay chùa ở Đài Loan mỗi chùa ở mười mấy người, hoặc năm, sáu người.

Bởi vì, chùa nhiều người ít, quy củ cũng hơi dễ dàng; cho nên bạn nói họ quá lời năm, sáu câu thì họ bỏ đi. Họ cũng chọn địa phương ở đây, không có người quản lí họ thì họ mới chịu ở. Quy củ như thế, làm sao nghiêm túc được? Tất nhiên đạo nghiệp tu hành như vậy thì nhất định sống buông lung, muốn cầu thoát khỏi sinh tử thật là khó.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Buông xả là một loại năng lực

Kiến thức 17:30 03/05/2024

Khi nói đến đạo Phật, người ta hay bảo nhau nên sống từ bi hỷ xả. Không phải ngẫu nhiên mà ngoài cổng tam quan các chùa, nhìn vào thường bên trái khắc chữ "Từ bi", bên phải đắp chữ " Hỷ Xả".

Nói về ngũ uẩn

Kiến thức 15:00 03/05/2024

Ở Việt Nam ta, từ ngũ uẩn được các Phật tử thường xuyên được nghe câu đầu tiên trong bài tụng Tâm kinh Bát Nhã gồm 260 từ được rút gọn tinh túy trong bộ Đại Bát Nhã 600 quyển.

Một chút lưu luyến trong lúc vãng sanh sẽ sanh ra nhiều chướng ngại

Kiến thức 11:50 03/05/2024

Tôi 26 tuổi học Phật, nghe được Phật pháp, năm nay đã 80 tuổi rồi, nghĩ lại giống như mới học Phật ngày hôm qua, bạn nói xem đời người có ý nghĩa gì?

Đại từ đại bi, chữ “đại” có nghĩa là gì?

Kiến thức 10:45 03/05/2024

Chúng ta nhất định phải có trí huệ, đối xử với tất cả chúng sanh, chúng ta luôn mong muốn tất cả chúng sanh sớm được giác ngộ, sớm được thoát khỏi sáu cõi luân hồi, sớm viên thành Phật đạo.

Xem thêm