Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 15/05/2019, 11:14 AM

Nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng ra album mừng Phật đản

Nghệ sĩ thực hiện album năm nhạc phẩm "Sen", "Xuân", "Hạ", "Thu", "Đông" để tặng Phật tử ở TP HCM.

 >>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Nghệ sĩ Hải Phượng chia sẻ trong những lần ngẫu hứng với đàn tranh, chị nghĩ ra những giai điệu khiến tâm hồn thư thái, thanh tịnh hơn. Được mẹ - Nhà giáo Ưu tú Phạm Thúy Hoan - khuyến khích, chị tập hợp những giai điệu đó thành các bản nhạc có chủ đề. Một album được ra đời với tên Sen - loài hoa biểu tượng trong Phật giáo.

CD gồm năm nhạc phẩm: Sen, Xuân, Hạ, Thu, Đông. Hải Phượng phối hợp nhiều nhạc khí như đàn tranh, đàn bầu, sáo trúc, tỳ bà, đàn tứ... để chuyển tải những giai điệu mang đậm chất Việt với phong cách trầm lắng, nhẹ nhàng. Chị chọn sen làm chủ đề chính cho album để diễn tả sự trong lành, mạnh mẽ của một loài hoa trải qua bốn mùa, như vòng lặp sinh tử của mỗi người.

Nghệ sĩ Ưu tú Hải Phượng.

Nghệ sĩ Ưu tú Hải Phượng.

Nhiều năm làm album độc tấu về đàn tranh và nghiên cứu thể loại nhạc thiền, Hải Phượng nhận thấy các album chủ yếu từ quốc tế, dựa trên các nhạc cụ nước ngoài. Chị thực hiện đĩa nhạc mới với mong muốn đóng góp thêm cho kho tàng âm nhạc Việt Nam. Do đó, chị không kinh doanh CD mà tặng cho khán giả. "Chúng tôi mong ngoài những bản nhạc thường nghe, khán giả sẽ có thêm sự lựa chọn, để chùa Việt Nam có nhạc Việt Nam, người Việt Nam nghe tiếng đàn Việt Nam", Nghệ sĩ Hải Phượng cho biết. Hiện 400 CD đã được chùa Viên Giác, TP HCM tặng cho các Phật tử nhân mùa Phật đản.

Lễ Phật đản thường được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng 4 âm lịch, tức vào tháng 4 hoặc tháng 5 dương lịch. Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak năm nay được tổ chức từ ngày 12 đến 14/5 tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam.

Nghệ sĩ Hải Phượng sinh ra trong gia đình có truyền thống nhạc dân tộc. Năm tuổi, chị được mẹ theo học đàn tranh. Lên bảy tuổi, chị tham gia khóa học đàn tranh đầu tiên tại Nhạc viện TP HCM. Trong chuyên ngành sư phạm biểu diễn nhạc cụ dân tộc, nghệ sĩ Hải Phượng là một trong hai Thạc sĩ đầu tiên của Nhạc viện lúc bấy giờ. Đến nay, chị đã gắn bó hơn 40 năm với đàn tranh.

Nguồn: VnExpress

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện

Trong nước 07:00 22/11/2024

Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Trong nước 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo

Trong nước 16:00 20/11/2024

Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.

Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị

Trong nước 09:00 20/11/2024

Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Xem thêm