Nghệ sĩ Hoài Linh: Đạo Phật dạy tôi hãy đem tấm lòng từ bi hỷ xả đến với mọi người
Nghệ sĩ Hoài Linh chia sẻ: “Đối với Đạo Phật tôi có rất nhiều ấn tượng đẹp bởi Phật giáo có nhiều học thuyết hay như: Nhân quả, nghiệp báo… cùng rất nhiều triết lý sống để học theo và áp dụng. Đó là những tư tưởng có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời tôi và tôi đã áp dụng vào cuộc sống của mình...
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Đạo Phật để lại trong anh những ấn tượng gì?
Đối với Đạo Phật tôi có rất nhiều ấn tượng đẹp, bởi Phật giáo có nhiều học thuyết hay như: Nhân quả, Nghiệp báo, Luân hồi… và còn rất nhiều triết lý sống, để học theo và áp dụng. Đó là những tư tưởng có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời tôi và tôi đã áp dụng vào cuộc sống của mình.
Anh là người sống có tình nghĩa. Điều này do truyền thống gia đình hay do anh cảm nhận từ dòng đời?
Cả hai, nhưng cái chính là do gia đình huân tập. Do những suy nghĩ sâu sắc từ cuộc sống nội tâm và kinh nghiệm của gia đình đã hun đúc thành một Hoài Linh như ngày hôm nay. Tôi nghĩ cuộc sống như một dòng sông lúc ghềnh lúc thác; khi có dòng nước chảy qua, cục đá cũng phải gồng mình lên mới qua được, cuộc đời cũng vậy. Nếu mình sống có tâm, tôn kính những bậc đáng được tôn kính, làm theo lời chỉ dạy của họ, thì đó là cách để mình tích lũy phước báu. Được như vậy thì cuộc đời có gặp nhiều ngang trái ta cũng dễ dàng vượt qua.
Phật giáo chú trọng về nội tâm. Anh có nghĩ mình có duyên với đạo Phật?
Dĩ nhiên tôi đã có duyên với Đạo Phật, mặc dù Phật giáo chưa chính thức là tôn giáo của tôi, nhưng ít ra tôi đã bị cái hay, cái đẹp của tôn giáo này ảnh hưởng rất nhiều, qua những chuyến từ thiện xã hội cho cộng đồng. Rất nhiều ngôi chùa trong nước có quý thầy cô nuôi trẻ em mồ côi, người khuyết tật, già bệnh. Những lần đến đó làm từ thiện, tôi đã được gặp và tiếp xúc nhiều Tăng, Ni. Những ấn tượng đẹp đó không thể xóa nhòa trong tôi. Đạo Phật dạy hãy đem tấm lòng từ bi hỷ xả đến với mọi người. Lời dạy này đã ảnh hưởng lớn đến lối sống của tôi.
Cuộc đời của người nghệ sĩ thành danh chắc chắn đã đi qua không ít những đắc, thất, vinh, nhục. Anh hóa giải những tâm lý đó như thế nào để có được cuộc sống tích cực như ngày hôm nay?
Những khi gặp chuyện vui, tôi thường tạ ơn Trời Phật. Còn khi gặp chuyện buồn… tôi không quá đau khổ, mặc dù đời tôi không cô đơn nhưng rất cô độc. Bởi bạn bè bên cạnh tôi rất nhiều, nhưng khi cần một người để chia sẻ, an ủi, giải bày tâm sự thì chẳng có ai. Ngày xưa tôi thường tâm sự với mẹ, để mẹ chia sẻ cùng tôi. Nhưng giờ mẹ tôi già rồi, tâm sự với bà chỉ khiến bà lo thêm, nên tôi không dám tâm sự. Bây giờ để giải tỏa những nỗi buồn, uất ức, vấp ngã trong cuộc sống, tôi thường hướng về Trời Phật, để phấn đấu vươn lên và vững tin bước tiếp vào cuộc đời.
Tôi không có tâm niệm trả thù những ai đã hại mình hay nói xấu mình. Khi giúp người, tôi cũng không muốn ngày sau họ phải giúp lại tôi. Trên một phương diện tâm linh nào đó, tất cả những cái tôi đạt được bây giờ là những gì tôi đã từng cho đi và bây giờ tôi được nhận lại. Mặc dù họ không trả trực tiếp cho tôi, nhưng Trời Phật sẽ cho tôi những cái đó trở lại. Đó là điều tôi rất tin tưởng.
Sống trong bận rộn, làm thế nào anh có dành thời gian để đến chùa lễ Phật và cầu nguyện?
Những lúc gặp chuyện trắc trở, tôi thường đến chùa cầu nguyện. Lúc bi đát nhất tôi lại đi nhiều hơn. Nhờ đó, tôi giải tỏa được mọi điều. Trước khi thực hiện một show nào, tôi đều cúng kiến đàng hoàng. Gặp những lúc trời mưa, tôi thường cầu xin Bồ-tát Quan Âm Nam Hải hãy đưa gió, đưa mây đi cho tôi thực hiện tốt chương trình. Một điều thật mầu nhiệm linh thiêng là 100 show tôi làm, thì có đến 98 show dứt mưa hẳn. Nhiều lúc đã 18h30 rồi mà trời đổ mưa như trút, gió thổi ào ạt. Vậy mà chỉ cần tôi thiết bàn, thắp 3 cây hương, cúng 20 bông huệ, rót ba chung nước, đứng thành tâm cầu nguyện Mẹ Nam Hải trong thời gian ngắn thôi, trời dứt mưa liền (cười). Cũng từ những điều kỳ diệu đó mà bên giới nghệ sĩ đặt biệt hiệu cho tôi là “Ông thần khô ráo” (cười).
Mọi người thấy anh xuất hiện nhiều hoạt động của các chương trình từ thiện ở chùa và các trung tâm xã hội, động lực nào khiến anh nhiệt tình tham gia như thế?
Tôi may mắn sinh ra trong một gia đình có truyền thống hay chia sẻ những niềm đau nỗi khổ. Ngày xưa bố mẹ, bà nội, bà ngoại và tất cả những người trong gia đình đã làm từ thiện nhiều. Dù không giàu có lắm nhưng hễ giúp được ai cái gì thì giúp. Một phần thừa kế từ gia đình, một phần do tôi nhận thức rằng cuộc sống là một chuỗi dài vật lộn với buồn vui, đau khổ nên chia sẻ làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn. Đôi khi tôi nhịn một bữa ăn xa xỉ hay không mặc một cái áo hơi đắt tiền, để dành số tiền đó chia sẻ với người bất hạnh. Mặc dù không lớn nhưng sự giúp đỡ đúng lúc sẽ là động lực giúp họ sống tiếp những ngày tháng còn lại. Câu “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” giúp tôi sống gần gũi người bất hạnh.
Điểm tựa tâm linh của anh sau ánh đèn sân khấu là gì?
Điểm tựa tâm linh của tôi sau ánh đèn sân khấu bao giờ cũng là Trời Phật. Những lúc chạm trán với những nỗi đau thương nhất trong cuộc đời là tôi tâm sự với tất cả các đấng tối tôn như Trời Phật, Mẹ Quán Thế Âm, Đức Thánh Trần. Các bậc ấy có thể lắng nghe tôi bằng lòng từ bi, bao dung mà không phán xét, không trách móc, không kết tội… Không có những chỗ dựa tinh thần này, thì tôi đã gục ngã và thế gian sẽ không còn một Hoài Linh này nữa. Tôi cũng thờ Đức Trần Triều, tức Đức thánh Trần Hưng Đạo. Tôi rất thần tượng công hạnh của ông và lấy hình tượng đó phấn đấu cho đời mình vươn lên.
Có một lần anh từng khẳng định, “Nếu không do duyên thì không có một Hoài Linh như ngày hôm nay”, vậy anh quan niệm về duyên như thế nào?
Dòng họ nhiều đời của tôi không có duyên làm nghệ sĩ. Trời Phật đã sắp đặt sẵn cho tôi ở lĩnh vực nghệ thuật. Tôi chưa trải qua các lớp đào tạo. Cả thời tuổi thơ tôi chưa hề tính, vậy mà lớn lên tôi theo nghề này. Trước khi vào nghề, tôi làm đủ mọi thứ để mưu sinh như buôn gánh, bán bưng, cũng bán trà đá, mía gim, cóc, ổi. Nhiều khi nằm suy nghĩ, tôi cũng không biết tại sao mình nổi tiếng. Những gì thành công của hôm nay là do Phật thương, Tổ đãi tôi (cười).
Chúc anh luôn thành công trong nghệ thuật và hạnh phúc trong cuộc đời.
Nghệ sĩ Hoài Linh tên thật là Võ Nguyễn Hoài Linh, sinh ngày 18/12/1969 tại Cam Ranh - Khánh Hòa, là con trong một gia đình đông anh em. Có thể nói, đây là nghệ sĩ đa năng nhất nhì showbiz và là người dành cho nghệ thuật cái tâm rất lớn nhiều năm qua.
Thành danh và ghi dấu tên tuổi mình ở lĩnh vực hài kịch, song ít ai biết rằng nghệ sĩ Hoài Linh có xuất phát điểm là một vũ công.
Thành công, được nhiều thế hệ nghệ sĩ trẻ ngưỡng mộ, được khán giả biết đến và yêu thương song người ta vẫn thấy ở nam danh hài toát lên sự bình dị, gần gũi. Với người tìm đến hào quang từ gian khó như nghệ sĩ Hoài Linh thì “Mặc đồ để khỏi trúng gió, trúng máy, chứ không cần đẹp!”.
Hơn thế nữa, dù nổi tiếng từ Bắc chí Nam, tên tuổi có được vị trí nhất định nơi trời Tây và cống hiến hết mình cho nghệ thuật nhưng danh hài đã chia sẻ với truyền thông rằng nhiều khi giật mình tỉnh giấc, bản thân cũng không hiểu vì sao mình nổi tiếng. Có lẽ cái duyên nợ của nam nghệ sĩ này với nghề là một điều rất tình cờ, nhưng Tổ nghiệp dường như đã chọn cái tên Hoài Linh để kí thác sứ mệnh cao quý đối với nghệ thuật nước nhà.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người Thầy là đạo đức và tình thương”
Phỏng vấn 11:00 20/11/2024Đó là lời chia sẻ chân thành của Đại đức Thích Quảng Tịnh, trụ trì chùa Pháp Lạc ( xã Giang Điền, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với Phatgiao.org.vn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Voice talent Nguyễn Bình Nguyên - “Kẻ Trộm Hương”: “Sách của Thiền sư Nhất Hạnh dễ hiểu, dễ ứng dụng”
Phỏng vấn 09:51 15/11/2024Nguyễn Bình Nguyên (sinh năm 1989), nickname “Kẻ Trộm Hương” - một voice talent - vừa đọc lại cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người đón nhận.
Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”
Phỏng vấn 10:33 10/11/2024Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.
Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”
Phỏng vấn 15:43 26/10/2024Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.
Xem thêm