Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 24/03/2023, 12:50 PM

Nghệ thuật làm dịu cơn giông bão

Nếu bạn biết cách thực tập, bạn sẽ có thể làm phát sinh năng lượng của vững chãi, và bạn có thể cầm tay một người khác để truyền cho người ấy năng lượng vững chãi của bạn. Bạn có thể giúp người ấy vượt qua được cơn giông bão; biết đâu có thể bạn cứu sống được một mạng người

Khi một cơn giông tố đến, nó ở một thời gian, rồi nó đi. Một cảm xúc cũng giống như thế, nó đến, nó ở lại một lúc, rồi nó đi. Một cảm xúc chỉ là một cảm xúc. Chúng ta không chết vì một cảm xúc. Chúng ta mạnh hơn một cảm xúc nhiều. Vậy khi bạn để ý biết một cảm xúc bắt đầu đi lên, thì điều quan trọng là bạn ngồi xuống cho vững vàng, hay bạn nằm xuống, vì nằm cũng là một vị thế vững vàng. Rồi bạn tập trung sự chú ý vào cái bụng của bạn. Ðầu của bạn giống như một ngọn cây trong một cơn bão. Tôi không ở lại trên ấy đâu.

Hãy chú ý xuống thân cây, ở đấy vững chãi hơn. Khi bạn đã tập trung vào bụng, hãy chú ý xuống vùng nằm ngay dưới rốn, và bắt đầu thở trong chánh niệm. Thở vào thở ra cho sâu, ý thức sự phồng lên xẹp xuống của bụng. Sau khi thực tập như vậy trong vòng mười, mười lăm hay hai mươi phút, bạn sẽ thấy bạn mạnh lên; đủ mạnh để đương đầu với cơn bão. Trong vị thế ngồi hay nằm ấy, nhớ nắm lấy hơi thở như thể một người đang trôi trên biển níu lấy cái áo phao. Sau một thời gian, cơn xúc cảm sẽ đi qua.

Người không thực tập chánh niệm là người đi trong giấc mơ

6

Ðây là một cách thực tập rất có hiệu quả, nhưng xin nhớ một điều: Ðừng đợi đến khi bạn có cảm xúc mạnh mới thực tập. Nếu bạn đợi, bạn sẽ không nhớ cách thực tập. Bạn phải thực tập bây giờ, hôm nay, khi bạn đang cảm thấy bình thản – khi bạn không phải đối diện với một cảm xúc mạnh. Ðây là lúc bạn nên bắt đầu sự thực tập. Bạn có thể thực tập mười phút mỗi ngày.

Hãy ngồi xuống và thực tập thở vào thở ra, chú ý vào cái bụng. Nếu bạn làm như vậy trong ba tuần, hai mươi mốt ngày, sự thực tập này sẽ trở thành một thói quen. Rồi khi cơn giận nổi lên, hay khi một niềm tuyệt vọng tràn ngập tâm hồn, tự nhiên bạn sẽ nhớ lại cách thực tập. Một khi đã thành công, bạn sẽ có niềm tin vào sự thực tập, và bạn sẽ có thể nói với cảm xúc: “Ðược rồi, nếu ông trở lại, tôi sẽ làm đúng như vậy.” Bạn sẽ không còn lo sợ bởi vì bạn đã biết cách phải xử lý ra sao.

Hãy thực tập đều đặn. Một khi sự thực tập đã trở thành thói quen, bạn sẽ cảm thấy thiếu thốn một cái gì nếu hôm đó bạn không thực tập. Thực tập sẽ đem lại an lạc và vững chãi. Ðây là cách tự bảo vệ hay nhất mà bạn có thể có được. Tôi luôn luôn nghĩ rằng năng lượng của chánh niệm là năng lượng của Bụt, của Thượng đế, của Thánh thần, nằm sâu trong ta và che chở cho ta. Mỗi khi bạn tiếp xúc với hạt giống chánh niệm và thực tập hơi thở có ý thức, năng lượng của Thượng đế, năng lượng của Bụt sẽ hiện hữu để che chở cho bạn.

Khi bạn đã học cách thực tập, có thể bạn sẽ muốn chỉ cho một người bạn khác, một người trong họ hàng, hay con bạn, nếu bạn có con, làm thế nào để thực tập. Tôi biết nhiều bà mẹ cùng thực tập với con. Họ cầm tay con và nói: “Cưng ơi, thở với mẹ. Thở vào, con thấy bụng phồng lên. Thở ra, con thấy bụng xẹp xuống.” Họ hướng dẫn cho con cùng thở với họ, cho đến khi người con qua được cơn cảm xúc.

Nếu bạn biết cách thực tập, bạn sẽ có thể làm phát sinh năng lượng của vững chãi, và bạn có thể cầm tay một người khác để truyền cho người ấy năng lượng vững chãi của bạn. Bạn có thể giúp người ấy vượt qua được cơn giông bão; biết đâu có thể bạn cứu sống được một mạng người. Ngày nay có quá nhiều người trẻ không biết cách xử lý những cảm xúc của họ. Số lượng những người tự tử đã quá lớn. Ðây là một cách thực tập đơn giản, nhưng vô cùng quan trọng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thực hành thiền Phật giáo

Kiến thức 11:40 04/11/2024

Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.

“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”

Kiến thức 10:00 04/11/2024

Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày.

Ý nghĩa của việc tụng Kinh, trì Chú và niệm Phật

Kiến thức 08:54 04/11/2024

Trong suốt cuộc đời hoằng pháp, đức Phật không hề viết sách. Tất cả kim ngôn hay lời dạy của Ngài được truyền thừa lại nhờ vào truyền thống tụng đọc thuộc lòng, của các vị đệ tử của Ngài truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Xem thêm