Nghệ thuật Nhật Bản và Thiền sư Mặc Am Linh Uyên
Vương triều Trung Hoa đã thu hút Thiền sư Mặc Am Linh Uyên- (黙庵霊淵-Mokuan Reien, ?-1345), vị Thánh tăng Phật giáo Nhật Bản sinh ra vào vào thế kỷ 13, dựa trên các yếu tố tôn giáo và văn hóa khác nhau.
Tất nhiên, vai trò của Trung Hoa là vô cùng quan trọng đối với văn hóa, tôn giáo, triết học và các lĩnh vực quan trọng khác của Nhật Bản, trước khi Thiền sư Mặc Am Linh Uyên, vị Thánh tăng Phật giáo Nhật Bản đến Trung Hoa vào thế kỷ 14.
Thiền sư Mặc Am Linh Uyên đã tìm được cho mình một chốn thiền môn ở Trung Hoa sau khi hành hương chiêm bái Thánh tích Phật giáo Trung Hoa, Ngài không bao giờ trở về quê hương Nhật Bản.
Tới Trung Hoa, Ngài đã ấn tượng sâu sắc bởi ngôi già lam cổ tự Lục Thông (六通寺) ở Hàng Châu, Trung Hoa nên đã ở lại đây tu hành. Thời gian trôi qua, tiếng tăm về vị chân tu ngày càng vang xa, người xưa cho rằng, Ngài là hóa thân của Thiền sư Mục Hoát Pháp Thường (MuqiFachang, tiếng Trung: 牧溪法常, tiếng Nhật: 牧谿Mokkei, 1210-1269?), vị Thiền sư nghệ sĩ gốc Trung Hoa sống vào thế kỷ 13, vào khoảng cuối của triều đại Nam Tống (1127-1279).
Thịnh suy hưng phế là quy luật tất yếu như một vòng tuần hoàn khép kín. Đại cách mạng văn hóa (文化大革命) được Chủ tịch Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16/05/1966, là một giai đoạn hỗn loạn toàn bộ xã hội Trung Quốc diễn ra trong 10 năm từ năm 1966-1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội Trung Quốc.
Ngoài ra, cuộc Cách mạng này đã là thay đổi quan niệm xã hội, chính trị và đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn diện. Tệ hại hơn, trong suốt cuộc Cách mạng này, tất cả những gì liên quan đến các tôn giáo đều bị tàn phá thẳng tay. Nhiều công trình Tôn giáo như cơ sở tự viện Phật giáo, nhà thờ, tu viện của các tôn giáo khác và cả các nghĩa trang đều bị đóng cửa, bị cướp phá hoặc bị đập bỏ. Trong đó, ngôi già lam cổ tự Lục Thông cũng chung số phận phải chịu cảnh tàn phá.
Điều khủng khiếp nhất của chiến dịch là việc sử dụng bừa bãi hình thức tra tấn, giết hại những người vô tội, trong đó có các bậc Thánh tăng Hiền triết Phật giáo, dẫn đến các vụ tự tử do nạn nhân không chịu được tra tấn và nhục nhã. Riêng Phật giáo Trung Quốc trải qua 10 năm “Đại cách mạng văn hóa (文化大革命), Phật giáo đứng mũi chịu sào, cơ sở tự viện Phật giáo bị chiếm đóng, Phật tượng bị đập phá, tăng ni bị trục xuất khỏi chùa.
Tuy nhiên, ngôi già lam cổ tự Lục Thông vẫn với tinh thần Đại hùng, Đại lực, Đại từ bi, vẫn tràn đầy nguồn năng lượng cho sức sống vô úy và trang điểm triết học của Thiền tông Phật giáo.
Thiền sư Mặc Am Linh Uyên, giống như vị Thánh tăng từ Phật giáo Nhật Bản, đã hòa hợp được Phật giáo hai trường phái Trung Hoa Nhật Bản. Nói cách khác, Trung Hoa cũng đã đạt được sự phong phú từ những ý tưởng mới, và những quan điểm văn hóa khác nhau xuất phát từ xứ sở Hoa Anh Đào. Thật vậy, các hệ phái Phật giáo Nhật Bản khác nhau sẽ hợp nhất sự khác biệt và triết lý bản địa với những người đến từ Trung Hoa.
Người ta chỉ có thể tưởng tượng sự khác biệt rất lớn giữa Nhật Bản vào thế kỷ 13, với Trung Hoa trong thế kỷ 14. Tuy nhiên, Thiền sư Mặc Am Linh Uyên đã trải nghiệm cả hai nền văn hóa khác nhau và sự khác biệt về thời gian trong giai đoạn sau của cuộc đời. Sự kế tục không ngừng của Thiền tông trong linh hồn của Thiền sư Mặc Am Linh Uyên có nghĩa là thời gian, địa điểm có rất có ý nghĩa bởi vì dòng lưu xuất tự nhiên trước rời bỏ thế gian này.
Vân Tuyền
(Nguồn: Thời báo Tokyo hiên đại)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng
Quốc tế 10:39 28/10/2024Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).
Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương
Quốc tế 09:20 20/10/2024Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)
Quốc tế 10:54 19/10/2024Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.
Hàn Quốc: Bộ sưu tập tượng Phật Chùa tháp bằng đá ở Vân Trụ Cổ tự
Quốc tế 08:00 15/10/2024Vân Trụ Cổ Tự hiện có 80 tòa kiến trúc và 80 pho tượng Phật còn sót lại từ 1.000 pho tượng Phật và 1.000 tòa kiến trúc. Mỗi bức tôn tượng Phật lại có hình dáng, kích cỡ khác nhau...
Xem thêm