Thiền sư Tenshō Shūbun và Nghệ thuật Nhật Bản Trung Hoa với sự hưng thịnh của Phật giáo
Tenshō Shūbun (天章周文, ?-1444), vị thiền sư nghệ sĩ hội họa thiền tông Phật giáo Nhật Bản thời đại Muromachi (室町時代), ngưỡng mộ sự phong phú của Phật giáo Trung Hoa trong giai đoạn lịch sử này. Điều này dựa theo dòng chảy của nghệ thuật văn hóa, tín ngưỡng và triết học cho phép một nguồn năng lượng bản địa mới xuất hiện.
Phật giáo Trung Hoa tác động mạnh mẽ đến văn hóa của Nhật Bản, cho phép những ý tưởng sáng tạo, sự kết hợp, và nhấn mạnh những khác biệt tinh vi, và độc đáo của văn hóa bản địa.
Tenshō Shūbun (天章周文, ?-1444), vị thiền sư nghệ sĩ hội họa thiền tông Phật giáo Nhật Bản thời đại Muromachi (室町時代), ngưỡng mộ sự phong phú của Phật giáo Trung Hoa trong giai đoạn lịch sử này. Điều này dựa theo dòng chảy của nghệ thuật văn hóa, tín ngưỡng và triết học cho phép một nguồn năng lượng bản địa mới xuất hiện.
Thật vậy, Thiền sư nghệ sĩ hội họa nổi tiếng, Tenshō Shūbun được chú ý là một trong những người sáng lập, giới thiệu bức tranh mực kiểu Trung Hoa ở xứ sở mặt trời mọc - Josetsu (如拙, 1405-1496) là một trong những người đầu tiên sáng tác hội họa bằng bút lông mực tàu, theo kiểu Trung Hoa tranh Thủy mặc họa (Suiboku ga) theo phong cách họa sĩ Thiền tông Phật giáo Nhật Bản và phát triển mạnh vào thời đại Muromachi (室町時代). Ngài Josetsu (如拙), vị thầy của Thiền sư nghệ sĩ hội họa nổi tiếng, Tenshō Shūbun tại ngôi già lam Cổ tự Tướng Quốc (Shōkoku-ji-相国寺), tọa lạc Vạn Niên sơn, phía bắc Kyōto, Nhật Bản (Ngài Josetsu (如拙), người Trung Hoa nhập cư Nhật Bản vào năm 1370 và được tôn vinh là “cha đẻ của tranh Thủy mặc họa (Suiboku ga) Nhật Bản”).
Tranh Thủy mặc họa (Suiboku ga) ở Nhật Bản gọi là Suiboku ga và khi hợp nhất với Phật giáo, nhiều ý tưởng phức tạp đã xuất hiện bởi Thiền sư nghệ sĩ hội họa nổi tiếng, Tenshō Shūbun trong những thông tin về ngài.
Tranh thủy mặc hay tranh thủy mạc, là một loại tranh hội họa khởi nguồn từ Trung Hoa. "Thủy" (水) là nước, "mặc" (墨) là mực trên tranh thủy mặc chủ yếu chỉ là mực mài ra, pha với nước, rồi dùng bút lông vẽ trên giấy hoặc lụa nên về sắc thái chỉ có hai màu trắng đen.
Tranh thủy mặc là loại hình phát triển cùng với nghệ thuật thư pháp Trung Hoa. Các chủ đề chính trong ttranh thường là cây cối, hoa, phong cảnh, chim thú, người. . . và thường theo Hán tự. Đó là một phong cách cổ điển của người phương Đông nói chung. Loại tranh này thời xưa đã phổ biến ở các quốc gia Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
Được biết Thiền sư Tenshō Shūbun đã trở thành một nghệ sĩ hội họa nổi tiếng, chuyên nghiệp ở độ tuổi rất trẻ vào đầu thế kỷ 15. Sự trỗi dậy của Thiền sư Tenshō Shūbun là một trong những bậc thạch trụ trong giới nghệ sĩ Phật giáo Nhật Bản, đã được thiết lập vững chắc trong thời gian của các tướng quân Mạc phủ Ashikaga. Do đó, thậm chí ngài còn tham gia vào các lĩnh vực ngoại giao liên quan đến nhiệm vụ quan trọng đến Vương quốc Joseon (Hàn Quốc ngày nay) vào năm 1423.
Đồng thời, ngôi già lam Cổ tự Tướng Quốc (Shōkoku-ji-相国寺), tọa lạc Vạn Niên sơn, phía bắc Kyōto trở nên quan trọng đối với Thiền sư Tenshō Shūbun. Tương truyền, Ngài Josetsu (如拙) rất uyên thâm về Phật học và văn hóa nghệ thuật, một người nhập cư từ Trung Hoa, bậc thầy đã truyền cảm hứng cho Thiền sư Tenshō Shūbun. Do đó, khởi nguồn theo dòng pháp mạch của Ngài Josetsu (如拙) và nghệ thuật từ thời nhà Tống Trung Hoa đã đến Thiền sư Tenshō Shūbun qua Ngài Josetsu (如拙). Thực tế này đến vào một thời điểm cơ hội tuyệt vời cho sự nghiệp đầu tiên của Thiền sư Tenshō Shūbun.
Thiền sư Tenshō Shūbun đã bắc nhịp cầu cho các chủ đề văn hóa Phật giáo Trung Hoa và Nhật Bản. Theo cách tương tự, Thiền sư Tenshō Shūbun đã kết nối nhiều thế hệ nghệ sĩ mạnh mẽ khác nhau cho xứ sở Hoa Anh Đào trong giai đoạn lịch sử này.
Tôi nêu trong bài viết khác, “Thiền sư Tenshō Shūbun sống trong một thời gian rất hấp dẫn ở Nhật Bản bởi Trung Hoa và Hàn Quốc là quốc gia láng giềng anh em trong lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa, tôn giáo và các khu vực quan trọng khác liên quan đến văn hóa cao. Thiền tông và các tông phái Phật giáo khác đang phát triển mạnh ở Nhật Bản cùng với đức tin Thần đạo bản đại. Ngoài ra, những đặc điểm triết học mạnh mẽ như Nho giáo, và Đạo giáo đã ảnh hưởng rất lớn trong các hành lang quyền lực và liên quan đến văn hóa cao”.
Thiền sư Tenshō Shūbun là một nhịp cầu nối mạnh mẽ giữa Ngài Josetsu (如拙), người đã truyền cảm hứng cho Thiền sư Tenshō Shūbun rất nhiều, và kế tục là Thiền sư Sesshū Tōyō (雪舟等楊,1420-1506), một trong những nghệ sĩ Phật giáo Nhật Bản vĩ đại nhất trong thời đại của ông, được tôn sùng rộng khắp Nhật Bản và Trung Hoa.
Do đó, mạch nguồn của Trung Hoa và xứ sở mặt trời mọc đã phát triển thành một di sản làm phong phú thêm giá trị bản bản sắc văn hóa nghệ thuật của Nhật Bản trong suốt thế kỷ 15. Tương tự như vậy, sự phát triển Phật giáo và tính thẩm mỹ của Chánh tín, Chánh kiến Phật giáo này càng củng cố trong tâm lý của Nhật Bản trong suốt cuộc đời của Thiền sư nghệ sĩ hội họa nổi tiếng, Tenshō Shūbun”.
Vân Tuyền (Theo Lee Jay Walker/Thời báo Tokyo hiện đại)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Quốc tế 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ
Quốc tế 08:45 16/11/2024Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.
Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào
Quốc tế 16:00 15/11/2024Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.
Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn
Quốc tế 09:40 13/11/2024Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...
Xem thêm