Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 24/09/2022, 17:32 PM

Nghệ thuật trang trí sân vườn và vẻ đẹp tĩnh lặng của chùa Huế

Nghệ thuật sân vườn từ lâu đã trở nên phổ biến ở nhiều đất nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, thiết kế mang nét truyền thống và đặc trưng riêng, là nơi mà những món quà của thiên nhiên được sắp đặt theo ý đồ nghệ thuật thật ý nghĩa, mang tính biểu tượng và xen lẫn yếu tố phong thủy.

Văn hóa nghệ thuật trang trí sân vườn chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng và giáo lý Phật giáo, là những suy nghĩ về bản chất nhân sinh, vũ trụ học, nhân sinh quan, hiện tượng tự nhiên, tâm linh, xã hội, sự vật… Không chỉ vậy, còn làm nổi bật ý nghĩa của Thiền tông trong đó.

MỞ ĐẦU

Trải qua nhiều thăng trầm biến cố của lịch sử, chiến tranh, ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa, nền kiến trúc lớn của các nước trên thế giới, mảnh sân vườn của chùa Huế vẫn gần gũi, sống động và có nhiều giá trị văn hóa, kiến trúc, thẩm mỹ và tâm linh.

Xứ Huế thực sự may mắn khi sở hữu được nhiều loại hình nghệ thuật sân vườn đặc sắc từ thành thị cho đến nông thôn, từ cung đình cho đến thứ dân gian, từ chùa chiền cho đến làng xã và những bức tranh muôn màu, muôn vẻ cho cảnh vườn Huế. Trong không gian tĩnh mặc đó đã gợi lên cho Huế một khung cảnh màu xanh hòa quyện với những mảnh vườn thanh thoát, ấm cúng đã gắn liền với kiến trúc nơi đây đem lại nét đặc trưng vùng miền không thể trộn lẫn được. Không ngoài những giá trị mà sân vườn, nhà vườn đem lại, chùa Huế cũng đã phát triển sân vườn Huế lên một tầm cao mới và lưu giữ những nét đẹp mà cảnh quan, cây cảnh, sân vườn mà thiên nhiên đã ban tặng.

Sở dĩ sân vườn Huế là đặc trưng bởi Huế có điều kiện tự nhiên đặc thù, tuy khí hậu nóng vào mùa khô, lạnh ẩm ướt vào mùa mưa. Sinh cảnh khác biệt nó vừa là nền tảng, vừa là yếu tố chính ảnh hưởng đến những giá trị riêng mà vườn chùa Huế có nét đặc biệt trong đa dạng và có phần thống nhất.

Tap-chi-Nghien-cuu-Phat-hoc-ve-dep-tinh-lang-chua-Hue-1

1. Một vài nét nghệ thuật trang trí sân vườn chùa Huế

Nghệ thuật trang trí sân vườn là nghệ thuật tạo lập quy hoạch sắp xếp, bố trí trồng, trang trí sân vườn để tạo cảnh quan đẹp, áp dụng cho kiến trúc chùa chiền. Thiết kế sân vườn có nhiều lớp, nhiều kiểu, được thực hiện bởi các sư trụ trì hoặc các chuyên gia thiết kế… hướng đến triết lý huyền bí và gần gũi của đạo Phật và đời sống con người.

Yếu tố thẩm mỹ: để đạt được yếu tố thẩm mỹ, người thiết kế đã phải nghiêm ngặt bố cục sân vườn sao cho phù hợp và hài hòa với phong cách kiến trúc của chùa. Các yếu tố tự nhiên như nước, đá, thực vật,… được sắp xếp có chủ đích. Cây được trồng theo trình tự, phân tầng cao thấp, đa dạng chủng loại, màu sắc, thích nghi với bốn mùa trong năm.

Sân vườn vẫn thuộc phạm vi nhà chùa, không thể tách rời với kiến trúc của chùa cũng là phần mở rộng của chùa vậy. Trong vườn, không khí trong lành, cây cỏ xanh tươi, hương hoa lộng lẫy, tiếng chim hót, tiếng nước chảy róc rách, tiếng lá xào xạc được lồng ghép hài hòa. Mục đích chính của việc tạo sân vườn là mang đến một nơi nghỉ ngơi, thư giãn với không khí trong lành và cảnh đẹp. Sắp xếp các điểm dừng, ghế, góc tiếp khách, chòi và bàn trà là một điểm cũng cần lưu ý. Để nghệ thuật trang trí sân vườn đó phải tạo ra điểm nhấn phù hợp cho một khu vườn cũng như là tổng thể kiến trúc ngôi chùa thậm chí phù hợp với sinh hoạt của mọi người sinh sống trong đó.

Vườn cảnh sân chùa là nơi thanh tịnh tĩnh tâm cho thập phương khách vãng lai, cũng là nơi nghiên cứu, học hỏi đọc sách, giải trí… cho các vị sư sinh sống ở trú xú đó. Đây cũng là điểm dị biệt đối với các sân vườn khác vừa mang yếu tố tinh thần, vừa hài hòa triết lý nhà Phật.

2. Vẻ đẹp tĩnh lặng sân vườn chùa Huế

Chùa Huế có sự chọn lọc và kết tinh từ những ảnh hưởng sân vườn từ các nước phương Đông và phương Tây, người dân xứ Huế luôn mang trong mình tư tưởng sống hòa hợp với thiên nhiên hướng đến những khía cạnh của cái đẹp đó là Chân – Thiện – Mỹ, trong mối quan hệ con người với con người, con người với tự nhiên nhằm đến thiên hướng hài hòa.

Trong cuộc sống người dân xứ Huế tuy đơn giản, bình dị và đạm bạc nhưng rất nặng về tình cảm, không gian sống của người Việt nói chung và người dân xứ Huế nói riêng mang nét dân dã, mộc mạc, thôn quê gần gũi với thiên nhiên những cây đa, bến nước, lũy tre làng, giếng nước,…vị trí xây dựng chùa cũng được ưu tiên đặc biệt, gần các bờ sông, ven suối,… mặt tiền là sông suối, mặt hậu lưng tựa thì tựa núi.

Tap-chi-Nghien-cuu-Phat-hoc-ve-dep-tinh-lang-chua-Hue-2

Sân vườn Huế mang đậm tư tưởng của Nho, Phật, Lão. Bởi luôn được chăm chút, tỉ mỉ, thiết trí cân đối chỉnh chu có nét thiền vị hòa chung với tất cả các công trình kiến trúc và cảnh quan xung quanh. Như đã trình bày ở trên các kiểu kiến trúc, lối kiến trúc nào đi chăng nữa trong mỗi ngôi chùa ở Huế luôn đang xen mô hình sân vườn nó như hòa quyện cho nhau làm nổi bật quan cảnh xứ Phật. Thể hiện tinh thần lạc quan, yêu thiên nhiên, biết đủ và khiêm tốn trong tổng thể kiến trúc có nét đẹp hài hòa và điềm tĩnh, nhẹ nhàng mà thoát tục.

Chùa Huế ngoài những sân vườn được sắp xếp tỉ mỉ, cân đối, chăm chút từng thảm cỏ cây cảnh… còn có những vườn rau, cây ăn trái cho sống cuộc sống an nhàn, không bon chen thế sự. Thể hiện tinh thần tự cung tự cấp, không vướng bận những chuyện thị phi thế tục. Sống cuộc sống thoát tục đầy đủ nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Sân vườn Huế có sự ưu ái về tất cả mọi mặt từ vật chất đến tinh thần, từ xã hội cho đến con người và sự phong phú đa dạng trong phong cách trang trí sân vườn, phát huy những gì vốn có ở nơi mình sinh sống, lưu giữ nét đẹp bình dị chốn cửa thiền từ đó sân vườn của Huế nổi bật và là đặc trưng không thể thiếu trong kiến trúc chùa Huế.

Tư tưởng Phật giáo sống chan hòa với thiên nhiên, thuận theo tự nhiên. Thiên nhiên là vườn, vườn là thiên nhiên, sống hòa hợp, không khai phá chiếm lĩnh hay làm chủ mà luôn nương tựa với nhau tạo nên mối liên hệ mật thiết. Thiên nhiên được xem như là vị thần hộ vệ cho cả thế giới tự nhiên, đảm bảo được cân bằng sinh thái giữa các loài chúng sinh, điều hòa không khí làm sạch môi trường sinh sống, thiên nhiên giúp hành giả tĩnh tâm để đi trên con đường giác ngộ. Vốn thiên nhiên là vô tri vô giác nhưng đây có thể nói là triết lý “vô ngôn” trong Phật giáo, nói như không nói không nói như nói, không thể nào mà diễn tả được ý nghĩa của sân vườn đem lại cho cuộc sống tĩnh thức của các hành giả tu hành.

Tâm với cảnh được dung thông, tạo cho quan cảnh chùa Huế sự ung dung tự tại, không tạp nhiễm, tâm khí điều hòa, không khí thanh tịnh, tinh tấn, an lạc, từ đó hỗ trợ một phần không nhỏ cho các hàng đệ tử trong việc tu hành và hành trì giáo nghĩa của Như Lai.

Chùa là nơi thờ tự và là sinh hoạt của tín đồ của Phật giáo. Thể tính của đạo Phật là niềm tin và lý trí, hay còn gọi là tín và trí. Mọi người dân trên toàn thế giới đều có tín ngưỡng của mình, họ tin rằng vì họ thấy mình không đủ sức mạnh và trí tuệ để sống, mà cần có một chỗ dựa vô hình như: Thần linh, Thượng đế, đức Phật, Chúa,… cần được sự giúp đỡ nâng đỡ; thiếu đi lòng tin là điều khó có thể có đối với tất cả mọi người. Thế nhưng, niềm tin của Phật giáo lại đặt căn bản trên lý tính khác hẳn với tất cả tín ngưỡng khác, không ép buộc, không gượng ép, không ma mị, thực tế đúng khoa học, phù hợp với cuộc sống hằng ngày. Phật giáo có tính đặc biệt là thấy đúng với bản thân thì tin, còn không thì thôi, không quyến rũ, không hứa hẹn, không dọa nạt, không áp đặt, không có một ai có quyền ban phát hay thưởng phạt… mà đã cho mọi người thấy được giáo lý căn bản của Phật giáo tự mình làm tự mình chịu, vạn vật điều do nhân duyên sinh và do nhân duyên diệt, chịu sự chi phối thay đổi vận động của sự vô thường trong trời đất. Bởi vậy, mà ngôi chùa thờ Phật là biểu hiện cho mọi người niềm tin chân chính đó và đã mang một màu sắc đặc trưng khác biệt so với các tín ngưỡng khác không thể lẫn lộn và pha tạp.

Tap-chi-Nghien-cuu-Phat-hoc-ve-dep-tinh-lang-chua-Hue-3

Nhìn một cách khác, một cảnh chùa là một hệ thống công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, một loại hình nghệ thuật điều hòa cuộc sống thường ngày mang phong cách an bần thủ đạo, dưỡng thân, dưỡng tâm, dưỡng cả tính linh, bởi vì hệ thống kiến trúc của chùa nhà cửa, điện, tháp được xây dựng theo mỹ thuật truyền thống, được phối cảnh an trí rất hài hòa giữa kiến trúc với cảnh quan thiên nhiên xung quanh.

Đạo Phật vốn dĩ là một nghệ thuật sống đặc sắc vô cùng linh động biến hóa, sống chan hòa với vạn vật xung quanh, với thiên nhiên và con người, với thiên nhiên và tâm linh; không hơn hai lần ngủ cùng dưới một gốc cây, không hơn hai lần ngồi trên cùng một tảng đá; không ta không người, vật và tôi, tôi và vật đồng nhất không tách rời.

Triết lý của ngôi chùa được thể hiện qua cuộc sống với lối sống buông xả, không vướng bận tơ vương hào nhoáng, tiềm mặc khắp nơi trong kiến trúc nhà cửa, sân vườn cây lá thiên nhiên, và nơi tu tập thực hành giáo lý Phật giáo của các bậc chân tu, cũng như tín đồ phật tử, rất vi tế và diệu dụng đang có sự tương tác giữa con người với vạn vật, giữa tâm xuất thế với tâm thế gian được hòa quyện với nhau như nước với sữa, hòa chung với sắc màu trong cuộc sống. Triết lý của ngôi chùa còn là triết lý bao dung, độ lượng, từ bi lân mẫn cứu độ mọi loài. Cửa chùa còn gọi là không quan (cửa không), luôn được mở rộng với tất cả mọi người và vạn loại chúng sinh. Không có sự phân biệt thân sơ, vô ngã vị tha.

Nhà cửa của mỗi cảnh chùa luôn được thiết kế hài hòa gần gũi với môi trường sinh thái, đầy tính nghệ thuật, đầy những triết lý cuộc sống, chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh; không bao giờ xa cách với môi trường sinh thái đầy màu xanh, trong lành mát mẻ, tĩnh lặng và giải thoát. “Thiên nhân tương dữ” sống chung cùng với thiên nhiên vốn là cội nguồn làm phát sinh tâm đạo.

Vốn căn bản triết lý của ngôi chùa đã bao hàm bản chất nghệ thuật: kiến trúc, văn thơ và hội họa, cho nên tự bản thân ngôi chùa lại trở thành triết lý sống bao dung theo chiều hướng phát huy nghệ thuật vì nhân sinh. Hệ luận của nhiều tư tưởng triết lý của nhiều tôn giáo, giáo phái được áp dụng vào triết lý chung của ngôi chùa là xây dựng cảnh quan sân vườn, cây cảnh đặc biệt là hòn non bộ, cây cầu bắc ngang dòng sông, dòng suối đi lên chùa, những ngôi nhà mái đỏ rải rác ở lưng chừng đồi, sườn núi, đặc sắc hơn nữa là những ngôi tháp nhiều tầng nguy nga tráng lệ. Tuy là cảnh tượng của ngôi chùa thu nhỏ bên sườn núi trong ánh nhìn, nhưng cách trình bày vẫn cho chúng ta thấy được chiều sâu tâm thức của lối nghệ thuật hòa quyện giữa con người và thiên nhiên.

Ngôi chùa, nói cụ thể hơn là cảnh chùa, là sự kết nối thực tế và diệu dụng giữa hai thiên hướng thiên nhiên và tâm, cho nên triết lý ngôi chùa còn là sự tiếp nối truyền thống và phát huy các nét đẹp truyền thống, là biểu thị cái đẹp cái tốt trong thời quá khứ đang tương tục lưu dịch đến hiện tại để phát triển trong tương lai mà ta thường gọi đó là truyền thống. Chùa còn là hình ảnh biểu hiện cái tùy duyên bất biến của Phật giáo, là hình ảnh được giữ gìn và lưu vào trong tâm thức tính linh của cả dân tộc qua quá trình vận động từ thời gian quá khứ, đến hiện tại và tương lai theo nhận thức của mọi người nói chung. Nhưng sự lưu chuyển đó liên tục không bao giờ có sự gián đoạn từ quá khứ đến hiện tại và tương lai theo những học thuyết cao siêu vi diệu của đạo Phật, và hợp cả với tinh thần của cả nhân loại.

KẾT LUẬN

Triết lý ngôi chùa đã nói lên những gì chúng ta muốn. Nói cái gì, và đáp ứng được cái gì? Cho mỗi tự thân và mỗi tha nhân nhận biết được điều đó. Nhưng nói chung là triết lý của ngôi chùa đã nói bằng thứ tiếng vô thanh, vô ngôn. Thứ tiếng đó thì biết nghe như thế nào cho được và hiểu như thế nào, đáp ứng ra sao? hẳn là phải nghe bằng thể tính, không mang tạp nhiễm chấp chước.

Có ai đã đến thăm cảnh chùa mà không thấy thư thái thong thả, ung dung tự tại. Những giây phút như thế cũng đã nhất thời làm cho cái tham, sân, si, chấp ngã,… tan biến đi, đó là sự vi diệu mà cảnh chùa giữa thiên và tâm linh mang lại. Những giây phút như thế không còn thấy cái tự ngã ấy, thì đó chính là những giây phút vô ngã, mà vô ngã là Niết bàn. Niết bàn là đạo lý, là tâm linh tối thượng mà Phật giáo muốn truyền bá cho mọi người trên toàn thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lương Trọng Nhàn (2017), Phong thủy vườn cảnh, Nxb Trẻ.

2. Lâu Khánh Tây (2019), Vườn cảnh Trung Quốc, Nxb Tổng hợp, HCM.

3. https://saigonhoa.com/tieu-canh-san-vuon-don-xuan-phong-cach-thien/ truy cập: ngày 17/9/2022.

4. https://mythuatms.com/hoc-ve–d2480.html truy cập: ngày 17/9/2022.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Xem thêm