Nghỉ Tết Âm lịch 2019 đến ngày bao nhiêu phải đi làm?
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa có văn bản thông báo chính thức quy định người lao động nghỉ Tết Âm lịch 2019 đến ngày bao nhiêu phải đi làm. Theo đó, dịp Tết Âm lịch 2019, người lao động sẽ được nghỉ 9 ngày bắt đầu từ Thứ Bảy 2/2/2019 và phải đi làm từ Thứ Hai 11/2/2019.
Cụ thể, theo thông báo của Bộ LĐTB&XH, lịch nghỉ Tết Âm lịch 2019 sẽ được bắt đầu từ Thứ Hai (ngày 4/2/2019) đến hết Thứ Sáu (8/2/2019). Tuy nhiên, tính cả thứ Bảy, Chủ Nhật, người lao động sẽ được nghỉ liền 9 ngày trong dịp Tết Âm lịch 2019.
Như vậy, năm nay, người lao động bắt đầu nghỉ Tết Âm lịch 2019 từ thứ Bảy 2/2/2019 và sẽ đi làm vào ngày 11/2/2019, dài hơn dịp nghỉ năm 2018 là 2 ngày.
Mua vé tàu Tết sớm có thể được giảm đến 50%
Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn vừa công bố chương trình giảm giá vé tàu năm 2019 cho hai giai đoạn từ 2 - 14/1/2019 và từ 1 - 31/3/2019. Theo đó sẽ thực hiện giảm giá vé tàu cho hành khách các tàu khách Thống Nhất SE3/4, SE7/8 Hà Nội - Sài Gòn, SE21/22 Sài Gòn - Huế trước ngày đi tàu từ 20 ngày trở lên, cự ly vận chuyển từ 1.000km trở lên.
Cụ thể, mua trước từ 20-29 ngày, giảm 20%; từ 30-39 ngày giảm 30%; từ 40-49 ngày giảm 40%; từ 50 ngày trở lên giảm 50%. Cũng những mác tàu trên, với khách tập thể, từ 10 đến 39 người giảm 6%; từ 40 người đến 69 người giảm 8%; từ 70 người đến 100 người giảm 10%; từ 101 người trở lên giảm 12%.
Đối với các tàu khách khu đoạn như SNT1/2/3/4 tuyến Sài Gòn - Nha Trang, SNQ1/2/3/4 tuyến Sài Gòn - Quy Nhơn, SE25/26 Sài Gòn - Quảng Ngãi… hành khách mua vé trước ngày đi tàu từ 20-29 ngày được giảm 20% giá vé; từ 30 ngày trở lên được giảm 30%. Tuy nhiên, chỉ giảm giá cho vé đi suốt chặng; không áp dụng giảm giá cho loại chỗ giường nằm khoang 4 điều hòa đối với tàu SNT1/2. Khi trả vé, đổi vé mức khấu trừ từ 20% đến 30% giá vé tương đương mức giảm; thời gian đổi vé, trả vé trước giờ tàu chạy là 72 giờ.
Du xuân sau Tết Âm lịch 2019
Sau dịp nghỉ Tết Âm lịch 2019, người dân có thể du xuân ở nhiều lễ hội tại miền Bắc. Tại Hà Nội, người dân không thể bỏ qua hội Gò Đống Đa. Lễ hội này được tổ chức vào mùng 5 Tết tại gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Lễ hội là dịp tưởng nhớ chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa của đội quân Tây Sơn khi xưa.
Hết hội Gò Đống Đa, người dân có thể đi khai hội Chùa Hương vào mùng 6 Tết. Chùa Hương là địa điểm lý tưởng để du xuân, vãn cảnh đầu năm cũng như dâng hương lễ Phật cầu may mắn, bình an trong năm mới.
Cũng từ ngày mùng 6 Tết, hội Gióng sẽ được tổ chức tại đền Sóc (Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội). Hội Gióng là dịp để tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Ngoài ra, sau khi nghỉ Tết Âm lịch 2019, trong tháng Giêng, người dân có thể tham dự nhiều lễ hội khác như Cổ Loa (6-16 tháng Giêng); Hội Xoan (Phú Thọ, 7-10 tháng Giêng); Hội Lim (Bắc Ninh, 12-13 tháng Giêng); Chợ Viềng (Nam Định 7-8 tháng Giêng)...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp có nhân sự mới
Tin tức 15:49 22/11/2024Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp hôm 20/11 đã công bố quyết định bổ sung nhân sự Trường Trung cấp Phật học tỉnh này.
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Tin tức 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM
Tin tức 22:17 21/11/2024Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Tin tức 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Xem thêm