Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 06/07/2020, 07:06 AM

Nghi thức lạy sám hối 35 vị Phật

Tất cả thế giới chư Phật Thế Tôn hi hữu như vậy thường tại ở đời. Chư Thế Tôn ấy nên thương nhớ con.

Tìm hiểu về nghi thức sám hối trong đạo Phật

Con tên là … quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng.

Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam mô Kim Cang Bất Hoại Phật.

Nam mô Bảo Quang Phật.

Nam mô Long Tôn Vương Phật.

Nam mô Tinh Tấn Quân Phật.

Nam mô Tinh Tấn Hỉ Phật.

Nam mô Bảo Hỏa Phật.

Nam mô Bảo Nguyệt Quang Phật.

Nam mô Hiện Vô Ngu Phật.

Nam mô Bảo Nguyệt Phật.

Nam mô Vô Cấu Phật.

Nam mô Ly Cấu Phật.

Nam mô Dõng Thí Phật.

Nam mô Thanh Tịnh Phật.

Nam mô Thanh Tịnh Thí Phật.

Nam mô Ta Lưu Na Phật.

Nam mô Thủy Thiên Phật.

Nam mô Kiên Ðức Phật.

Nam mô Chiên Ðàn Công Ðức Phật.

Nam mô Vô Lượng Cúc Quang Phật.

Nam mô Quang Ðức Phật.

Nam mô Vô Ưu Ðức Phật.

Nam mô Na La Diên Phật.

Nam mô Công Ðức Hoa Phật.

Nam mô Liên Hoa Quang Du Hí Thần Thông Phật.

Nam mô Tài Công Ðức Phật.

Nam mô Ðức Niệm Phật.

Nam mô Thiện Danh Xưng Công Ðức Phật.

Nam mô Hồng Diệm Ðế TràngVương Phật.

Nam mô Thiện Du Bộ Công Ðức Phật.

Nam mô Ðấu Chiến Thắng Phật.

Nam mô Thiện Du Bộ Phật.

Nam mô Châu Tráp Trang Nghiêm Công Ðức Phật.

Nam mô Bảo Hoa Du Bộ Phật.

Nam mô Bảo Liên Hoa Thiện Trụ Ta La Thọ Vương Phật.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tất cả thế giới chư Phật Thế Tôn hi hữu như vậy thường tại ở đời. Chư Thế Tôn ấy nên thương nhớ con. Hoặc con ở đời nầy hoặc con ở đời trước từ đời vô thỉ sanh tử đến nay đã tạo những tội: hoặc tự mình làm, hoặc bảo người làm, thấy làm tùy hỉ ; hoặc vật của tháp, hoặc vật của Tăng, vật tứ phương Tăng, hoặc tự mình lấy; hoặc bảo người lấy, thấy lấy tùy hỉ; năm tội vô gián hoặc tự mình làm, hoặc bảo người làm, thấy làm tùy hỉ; những tội đã làm, hoặc có che giấu, đáng đọa địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, các ác đạo khác biên địa hạ tiện và kẻ ác kiến, bao nhiêu những tội đã làm như vậy nay đều sám hối.

Nay chư Thế Tôn nên chứng biết con nên ghi nhớ con, con lại ở trước chư Phật Thế Tôn bạch lời như vầy: Hoặc con ở đời này hoặc con ở đời khác từng làm bố thí hoặc giữ tịnh giới nhẫn đến thí cho súc sanh thiếu đói chừng một vắt cơm, hoặc tu tịnh có những thiện căn, thành tựu chúng sanh có những thiện căn, tu hành Bồ Ðề có những thiện căn và trí vô thượng có những thiện căn, tất cả hội họp so đếm tính lường thảy đều hồi hướng Vô Thượng Bồ Ðề, như chư Thế Tôn quá khứ vị lai và Phật hiện tại hồi hướng như vậy.

Các tội đều sám hối

Các phước đều tùy hỉ

Và công đức chư Phật

Nguyện thành trí vô thượng

Khứ lai hiện tại Phật

Tối thắng trong chúng sanh

Biển vô lượng công đức

Nay con quy mạng lễ.

Sám hối tức là cải quá tự tân

(Trích từ Kinh Đại Bảo Tích)

Việt Dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Cảnh giới A Di Đà là chân hay vọng?

Kiến thức 15:28 16/03/2024

Bát-nhã tâm kinh nói: “Tướng không của các pháp không sinh không diệt, không nhơ không sạch, không mắt, tai, mũi…”. Thứ gì là chân thì không tướng, cũng không có chỗ nơi. Nếu có tướng thì “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”.

Đọc kinh phải đọc như thế nào?

Kiến thức 10:15 16/03/2024

Dùng phương pháp đọc Kinh để chấm dứt vọng niệm. Không đọc Kinh, vọng niệm rất nhiều. Đọc Kinh nhằm tập trung cái tâm một chỗ, chế tâm nhất xứ. Cũng là nói buông xuống tất cả ý niệm, cung kính niệm bộ Kinh này.

Chiếc chăn cũ còn lại

Kiến thức 09:50 16/03/2024

Thuở xưa có một vị tu sĩ nổi danh là thánh thiện, đạo cao đức trọng. Toàn thể vật sở hữu của Ngài trên thế gian này chỉ vỏn vẹn có hai chiếc chăn sờn rách và một cái muỗng dừa dùng để khất thực sống qua ngày.

Đâm lén người khác từ trong tâm

Kiến thức 09:19 16/03/2024

Kiếm sư Yayu Taijima-no-Kami Munenori là một tay kiếm lừng danh của Nhật Bản, ông cũng là một đệ tử của thiền sư Trạch Am (Tabwan).

Xem thêm