Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 18/01/2016, 13:59 PM

Nghĩ về cách xử lý Khủng hoảng truyền thông liên quan đến Phật giáo

Trong báo cáo tổng kết năm 2015 của Ban TTTT T.Ư GHPGVN có đề cập đến vấn đề “xử lý khủng hoảng truyền thông”. Theo đó, báo cáo xác nhận trong thời gian qua có “nhiều sự kiện khủng hoảng liên quan đến cơ sở tự viện, tăng ni được đăng tải trên các nhật báo, báo điện tử, hoặc phát sóng trên các kênh truyền hình”…

“Khủng hoảng truyền thông” liên quan tới Tăng Ni, cơ sở tự viện đã được báo chí chính thống khai thác, rồi sau đó lan truyền và trở thành thông tin “nóng” trên các mạng xã hội... (Ảnh minh họa) 

Thật không quá khó để thấy rằng, trong khoảng gần hai năm nay, số lượng thông tin không tốt liên quan tới đời sống người tu sĩ Phật giáo xuất hiện trên các kênh thông tin, cả báo chí chính thống cũng như các trang mạng xã hội với tần suất dày hơn so với trước đó rất nhiều lần.

Như báo Giác Ngộ đã từng đề cập trong các bài viết liên quan, với sự phát triển của internet, sự phổ biến của các phương tiện điện tử như máy tính, điện thoại thông minh cùng các tiện ích viễn thông khác, bất cứ ai cũng có thể đăng tải thông tin theo cách của mình một cách nhanh chóng, ít chịu các ràng buộc về trách nhiệm pháp luật.

Như báo cáo đã đề cập, “khủng hoảng truyền thông” liên quan tới Tăng Ni, cơ sở tự viện đã được báo chí chính thống khai thác, rồi sau đó lan truyền và trở thành thông tin “nóng” trên các mạng xã hội, được gia giảm bằng các bình luận một cách cảm quan của người đọc, thêm thắt tình tiết nhằm tạo sự tò mò thường được gọi là “câu view”, “giật gân”, đó là chưa kể sự ác ý đối với Phật giáo. Những thông tin kiểu đó được khai thác đi, khai thác lại khiến cho nhiều người tưởng là “tin mới”, “sự cố mới”, có số lượng người đọc, xem rất lớn; và tất nhiên, ảnh hưởng của nó là không hề nhỏ tới hình ảnh của Giáo hội và Phật giáo nói chung.

Cách “xử lý khủng hoảng” không chỉ là trách nhiệm của Ban Thông tin-Truyền thông Trung ương cũng như các tỉnh, thành, quận, huyện, mà phải nói là của cả Giáo hội.

Tại sao có sự khủng hoảng như vậy? Phải chăng đó là một trong những dấu hiệu của hiện tượng suy thoái đạo đức? Vấn đề này thiết nghĩ nên được đặt ra trong các chương trình nghị sự quan trọng của Giáo hội.

Phương thức xử lý được nêu ra trong báo cáo của Ban Thông tin-Truyền thông Trung ương đã làm trong thời gian qua dù sao cũng chỉ là những phản ứng bị động, từ bên ngoài, mang tính đối phó tạm thời. Vấn đề cốt lõi là sự xử lý khủng hoảng từ bên trong, chỉnh đốn đời sống của người xuất gia và sinh hoạt của cơ sở tự viện phù hợp với bối cảnh xã hội mới. Cần có sự tìm hiểu những chuyển biến, thay đổi của xã hội đã tác động như thế nào đến đời sống của Tăng Ni, để từ đó có những điều chỉnh trong tinh thần duyên sinh nhằm giữ gìn đặc tính thanh tịnh của đoàn thể xuất gia. Bởi Tăng Ni là hình ảnh biểu hiện sống động của Tăng bảo. Giữ gìn sự thanh tịnh của Tăng bảo là trách nhiệm của Giáo hội, đó cũng là cách hộ trì Chánh pháp, làm cho Phật giáo hưng thịnh tại thế gian.

Hoàng Độ
Nguồn: http://giacngo.vn/thoisu/cauchuyentrongtuan/2016/01/18/775690/
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm