Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 19/11/2022, 10:12 AM

Nghĩ về câu chuyện giáo dục khi mùa xuân đến

Câu chuyện phim (phiên bản 1986) về nhà sư Trần Huyền Trang đi thỉnh kinh Phật là câu chuyện gây ấn tượng nhất đối với mình trong chuyện học hành. Hồi đó còn bé, say mê chăm chú theo dõi hàng tối những tập phim Tôn Ngộ Không đầy thu hút, lôi cuốn.

Trần Huyền Trang từ biệt vua Đường lên đường đi về hướng Tây, mong mỏi thỉnh được kinh Phật về phổ độ cho dân chúng. Ông được ban cho tên Đường Tam Tạng, và cuộc hành trình đầy rẫy khó khăn kiếp nạn bắt đầu từ đó. Thậm chí mình cũng không nhớ hết bao nhiêu yêu tinh yêu quái đã tìm mọi cách bắt cho được Đường Tăng trên đường đi (vì tin đồn ăn thịt Đường Tăng sẽ trường sinh bất tử). Thời buổi ấy đi lại còn khó khăn, các vùng miền giao thương với nhau còn ít. Nên câu chuyện ấy đã ví von là phải nhờ đến phép thuật của các đệ tử, Đường Tăng mới vượt qua được các cửa ải hiểm nguy.

Ngẫm lại bây giờ, đi đâu cũng có xe cộ, máy bay. Việc bay đi vòng quanh trái đất trong thời gian chưa đến hai ngày, cho nên việc bạn muốn đến bất kỳ đâu trên trái đất này thật sự không còn là thách thức nữa. Bao nhiêu du học sinh đã bay đến nhiều quốc gia tiến bộ khác để học tập, đã là chuyện ngày càng phổ biến. Hơn thế, giờ đã có hình thức học online, ngồi ở nhà với máy tính nối mạng Internet, bạn có thể tham dự vào những khóa học ở những nơi xa ngút. Vậy đó, người học bây giờ rất sướng, được chăm sóc và phục vụ (chứ không phải dạy dỗ) rất tận tâm từ nhà trường. Thời buổi xã hội hóa giáo dục, ai cũng được khuyến khích hãy học đi, chứ không treo cao kiến thức dạy như ban ơn như trước kia nữa.

Ấy vậy mà có những học sinh lười biếng, ham chơi không chăm lo học hành. Do bạn ấy chưa hiểu về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học và chưa biết chịu trách nhiệm cho hành động của bản thân. Hãy xem bộ phim Tôn Ngộ Không đi bạn, phải nói là đường đi mải miết muôn ngàn hiểm nguy mới đến được Tây phương để thỉnh kinh, thỉnh được kiến thức nhà Phật về dạy lại cho người dân. Bạn sẽ thấy, bạn đi học có bạn bè vui vẻ, có phương tiện hỗ trợ hiện đại, có nhà trường và giáo viên hết lòng vì bạn. Sao bạn không vì thế mà sống cho tốt, học cho tốt để sau này xây dựng tương lai cho mình, rộng hơn là tương lai cho đất nước mình, cho thế giới này.

Câu chuyện phim (phiên bản 1986) về nhà sư Trần Huyền Trang đi thỉnh kinh Phật là câu chuyện gây ấn tượng nhất đối với mình trong chuyện học hành. Ảnh minh họa.

Câu chuyện phim (phiên bản 1986) về nhà sư Trần Huyền Trang đi thỉnh kinh Phật là câu chuyện gây ấn tượng nhất đối với mình trong chuyện học hành. Ảnh minh họa.

Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ là nhà giáo dục Phật giáo lớn

Nói đến những tập cuối của phim, Đường Tăng đến được đất Phật, được diễm phúc gặp được Phật uy nghi và được Phật ra lệnh ban cho kinh Phật. Ấy thế mà người giữ kệ kinh Phật lại có thái độ vòi vĩnh quà tặng từ Đường Tăng. Thời hiện nay người ta gọi là cửa quyền, tham nhũng đấy bạn ạ. Thật tội nghiệp hết sức, không chùn bước trước kiếp nạn nào mà đến tới nơi, rồi Đường Tăng cũng phải chấp nhận cái lý lẽ vòi vĩnh ấy. Tệ nạn tham nhũng ở Trung Quốc có thời gian cũng bị lên án rất nhiều. Ở Việt Nam cũng vậy. Thật ra đó chính là thái độ chưa đúng đắn, khi không được trả công lao làm việc phù hợp. Nhà nước nên quan tâm hơn đến cuộc sống của các công chức, đừng để cho họ quá thiếu thốn về tài chính cũng như lòng tự trọng. Dù việc này rất khó khăn, Nhà nước nhất định cần chấn chỉnh cho đúng, đầu tư cho công chức tốt sẽ có bộ máy chính quyền vững mạnh. Đến lúc đó, việc đưa đất nước đi lên sẽ không khó. Nếu chưa đủ tài chính để hỗ trợ công chức, Nhà nước hãy cho mở những lớp bồi dưỡng về tư tưởng, lối sống, quy định những đặc ân sẽ có được nếu công chức làm việc hiệu quả.

Nhiều trường học, đứng đầu là hiệu trưởng đang ra quyết định giáo viên không được nhận quà, tiền bồi dưỡng của phụ huynh mỗi khi dịp lễ, Tết. Chủ trương thật hay. Nhớ trước khi có quy định này, nhiều học sinh cứ phụng phịu với cha mẹ, so đo với nhau về quà tặng cho giáo viên, rồi ngay cả giáo viên cũng tính toán hơn thua giữa những món quà.  Quà thật ra được cho với thái độ biết ơn, cảm kích thì mới có ý nghĩa. Nhưng nếu quà chiếu lệ cho có với mọi người hay quà núp bóng những đòi hỏi ưu tiên thì rất tiêu cực. Nếu biết ơn thầy cô, nhà trường, hãy đóng góp vào Quỹ học bổng hay Quỹ cựu học sinh-sinh viên hay Góc sẻ chia để xây dựng chung cho nhà trường.

Vài điều trên đây là suy nghĩ của mình khi mùa xuân đến. Năm nay, mọi người hân hoan hơn cả vì sau 2 năm, đại dịch Covid đang bị đẩy lùi. Chúc mọi người mạnh khỏe, xinh tươi nhân dịp Xuân về. Và hãy nhớ, hãy xây dựng môi trường nhà trường thật lành mạnh, hiệu quả để đào tạo được thế hệ trẻ tài năng và tốt đẹp.

* Bài dự thi trên được gửi từ Phật tử Vũ Lam Hiền - Vũ Thị Ngọc Thu, Giảng viên Khoa Điện - Điện tử trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật , số 1 Võ Văn Ngân quận Thủ Đức TP.HCM

Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT-TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024

Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?

Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024

Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.

Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024

Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.

Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”

Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024

Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.

Xem thêm