Nghĩa thật từ “chết”
Sau khi chết sẽ như thế nào vốn là một câu hỏi lớn của con người từ xưa đến nay.
Nhiều người, nhiều giới bàn về chuyện cận tử (sắp chết) và sau khi chết, người ta sẽ như thế nào?
Ai cũng nói, những người biết mình sắp chết sẽ biết suy nghĩ thiện lành hơn, mong muốn làm những việc có ý nghĩa, lợi ích cho người thân, cộng đồng, xã hội hơn là ích kỷ cho riêng mình.
Sau khi chết sẽ như thế nào vốn là một câu hỏi lớn của con người từ xưa đến nay.
Chết là xong hết
Chết là không còn gì
Chết là về với tổ tiên
Chết là xuống dưới suối vàng
Chết là lên thiên đàng
Chết là về Tây Phương Cực Lạc...
Chết là một sự bắt đầu mới
Chết chỉ là sự tiếp nối
Chết thì thần thức theo nghiệp mà tái sanh.
Quán tưởng để chuẩn bị cho cái chết

Nhiều kinh luận của Phật giáo bàn đến vấn đề chết và tái sinh. Sách Tạng thư sống chết sở dĩ được nhiều người đọc là vì vậy.
Pháp tướng tông Duy thức học nói về chỗ thoát ra của A lại da (tâm thức) nơi cái thân sở y có thể tóm gọn trong bài kệ sau:
"Thiện nghiệp tùng hạ lãnh
Ác nghiệp tùng thượng lãnh
Nhị giai chí ư tâm
Nhất xứ đồng thời xả.
Đảnh thánh, nhãn sanh thiên
Nhân tâm, ngạ quỷ phúc
Bàng sanh tất cái ly
Địa ngục cước bản xuất."
Nghĩa là người tu hành tạo nhiều nghiệp thiện thì thân thể dần dần phát lạnh từ dưới trở lên.
Sống gây ra nghiệp ác nặng thì thân thể dần dần phát lạnh từ trên sắp xuống, nghiệp thiện ác đều không ngoài cái tâm thức (A lại da) khi sanh khi tử, đến một chỗ nào đó trên thân thể thì nghiệp thiện ác cùng tâm ấy rời bỏ thân thể.
Khi tắt hơi, nóng ấm ở nơi đỉnh đầu là về cõi Thánh. Khi tắt hơi, nóng ấm nơi mắt là sanh về cõi chư Thiên.
Khi tắt hơi, nóng ấm nơi tim ngực là sẽ tái sanh làm người.
Khi chết nóng ấm nơi bụng thì đoạ vào cõi ngạ qủy tức quỷ đói.
Khi chết nóng ấm từ đầu gối trở xuống thì sẽ đoạ vào cõi súc sanh tức các loài động vật như trâu bò rắn rít...
Khi chết nóng ấm chỗ hai bàn chân thì đọa vào cảnh địa ngục khổ đau.
Lý thuyết trên đây có người tin hiểu, cũng có người không tin. Tùy!
Nhưng:
Nhân - quả rõ ràng là chắc
Nhân thiện quả lành
Nhân ác quả xấu
Dù sống hay chết thì tâm thức như thế nào, đời sẽ như thế ấy.
Hiện tại phẩm chất tâm thức như thế nào thì mọi thứ, chất lượng cuộc sống sẽ tương ứng như vậy trừ bậc Thánh hiền có thể tùy duyên tự tại.
Khi chết và sau khi chết thì cũng tùy vào phẩm chất của tâm thức, nghiệp thức mà biểu hiện (thọ sinh) tương ứng không thể khác được.
Nói đến cùng thì vốn chẳng có cái gọi chết, chỉ là những trạng thái tương tục hiện hành hay chủng tử của tâm thức mà thôi.
Tâm Kinh Bát nhã nói: Vô lão tử diệt vô lão tử tận, (Vốn không có già, chết cũng không có hết già, chết).
Ni sư Diệu Nhân thời Lý nói:
Sinh già bịnh chết
Lẽ thường xưa nay
Muốn sống, không chết
Tự trói buộc thêm...
Thượng sĩ Tuệ Trung người Việt thời Lý bảo: Sinh như trước sam, tử như thoát khố. (nghĩa là sinh như mặc áo (thân) vào; chết như cởi áo ra.)
Người hiểu thấu câu này sẽ nỗ lực tu tập ngay trong từng giây phút hiện tại với tâm thái an nhiên tự tại trong sinh tử luân hồi ảo mộng.
Chết chẳng qua là sự sống khác, một sự tiếp nối, một biểu hiện khác mà thôi. Ai hiểu thấu đáo được như vậy thì sẽ vượt qua nỗi khổ sợ chết và sống chất lượng tử tế hơn.
Không sinh ra
Ai chết đi
Sinh, già, bịnh, chết
Không sinh, không diệt
Duy thức biến.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Nghĩa thật từ “chết”
Phật giáo thường thức
Sau khi chết sẽ như thế nào vốn là một câu hỏi lớn của con người từ xưa đến nay.

Tại sao nói “thân người khó được” khi dân số thế giới ngày một tăng?
Phật giáo thường thức
Hỏi: Con là một người ngoại đạo, tình cờ con đọc sách Phật và thấy câu nói: "thân người khó được...", con thấy tỉ lệ sinh nhiều hơn tỉ lệ chết, dân số thế giới ngày một tăng, vậy tại sao lại nói thân người khó được?

Tạo phước để hồi hướng
Phật giáo thường thức
Hỏi: Ba tôi vừa mất được hơn 21 ngày, mỗi tuần thất tôi đều làm cỗ chay dâng cúng và tụng kinh A Di Đà để hồi hướng công đức. Nay tôi phát nguyện tụng kinh Địa Tạng và ăn chay cho đến ngày chung thất để hồi hướng phước đức cho ba, không biết như vậy thì ba tôi có hưởng được chút phước báo nào từ những việc làm của tôi không?

Phật tử đi chùa như thế nào mới đúng pháp?
Phật giáo thường thức
Một Phật tử khi quy y và thường xuyên sinh hoạt với một chùa, nhưng lại đến công quả và dự khóa tu ở một ngôi chùa khác, như thế, thì có lỗi là bỏ chùa của mình hay không?
Xem thêm