Ngay lúc sống không thấy đời màu hồng, để sau này không thấy cái chết là màu đen
Sẽ có một ngày quý vị thấy rằng buồn hay vui nó chỉ là sự thế chỗ cho nhau, hạnh phúc chỉ đơn giản là sự vắng mặt của đau khổ và đau khổ chỉ đơn giản là sự vắng mặt của hạnh phúc.
Đời sống nó là một cái thái độ thôi. Cái chết cũng vậy, cái chết mà trong cách nghĩ của mọi người là cái gì đó nó là tang tóc, u ám, đáng sợ, là điểm kết thúc, là điểm dừng, là dấu chấm của cuộc đời.
Nhưng trong cái nhìn minh triết của Phật Pháp, trong cái nhìn của một hành giả thì Phật đã dạy 26 thế kỉ trước. Nếu mà nói rốt ráo thì tất cả chúng ta đang chết trong từng phút, các vị có biết không? Thân và tâm chúng ta luôn luôn thay đổi sanh diệt. Từng tế bào, từng phân tử trong người chúng ta luôn luôn thay đổi, luôn luôn sanh diệt.
Chúng ta đang sống bằng cái mới, còn cái cũ bị thay bằng cái mới và các vị đâu biết chuyện đó. Chính vì không biết hoặc biết mà không nhớ, cho nên chúng ta cứ nghĩ rằng chúng ta là một cái line - đường thẳng vô tận. Lẽ ra chúng ta cần hiểu mình chỉ là những cái dots - tức là những chấm chấm. Đời sau chỉ là những dấu chấm chấm thôi, hiểu không?
Chết đâu phải là kết thúc mà còn là điểm bắt đầu nữa. Và trong kinh dạy rất rõ những điều mà một người cận tử, hấp hối nên nhớ:
Một là cái chết ta đang sợ hãi đây thực ra nó đã diễn ra liên tục trong mấy chục năm qua.
Thứ hai, bây giờ cục nợ này nó cũ xì, xấu quắc mà nó đau nhức, nặng nề, bỏ nó đi lấy cái mới xài không tốt hơn à, hiểu không?
Cái thứ ba, đã có sanh ra thì phải có mất đi, chuyện đó đâu phải của một mình mình đâu mà mọi người trong vũ trụ đều như vậy hết. Mà tại sao ta sợ chết? Bởi vì ta đã yêu mê cái sống, vì ta hiểu lầm nó nên yêu nó.
Bữa nay, trong đại chúng tui hi vọng được 3 người hiểu là tui lấy vốn rồi...
Tại sao ta sợ chết là vì ta yêu sự sống, mà tại sao ta yêu sự sống, vì ta hiểu lầm, ta tưởng nó hay ho lắm. Lẽ ra ta phải hiểu rằng có mặt ở đời là khổ. Tại sao ta không thấy được cái đó? Một là vì ta không có trí. Hai là có trí mà thiếu niệm, do thiếu niệm nên ta không thường trực nhớ tới điều đó. Hiểu không?
Nhìn cái chết với đôi mắt bình an
Bây giờ mới hiểu tại sao trong kinh mới dạy thường xuyên thấy cuộc đời này nó không màu hồng để chi ta? Ngay lúc sống, không thấy nó màu hồng để sau này không thấy cái chết là màu đen. Có hiểu không? Vấn đề nó nằm ở chỗ đó!
Và tu tứ niệm xứ tức là tu thiền quán là để thấy cuộc đời này...
Cái này quan trọng: Lúc đầu mới tu căn cơ thấp kém, trí tuệ hạn chế, ta còn xem kinh, nghe kinh bằng trình độ sơ cơ, ta thấy đời màu đen. Nhưng mà liên tục tu tập, ta sẽ không thấy nó đen nữa. Lúc chưa tu thấy màu hồng, tu rồi thấy nó đen thui, tu thêm bước nữa thấy nó không màu.
Bởi vì nó chỉ còn mù sương, mà mù sương làm gì có màu. Mặc dù nó nhiều quá mình gọi nó là màu trắng, nhưng từng cái li ti coi có màu không? Nước vốn không màu... Có hiểu không? Có nghĩa là ngày chưa biết đạo ta thấy đời màu hồng, biết sơ cơ ta thấy đời màu đen. Bước thêm xíu nữa ta thấy đời mù sương, tức là cái màu nó không quan trọng nữa.
Tôi đang nói chúng ta hiểu lầm: Ngày chưa biết đạo chúng ta nghĩ đời là màu hồng nên ta yêu đắm, say mê nó. Đến lúc ta biết Phật Pháp ba mớ rồi thì ta hiểu lầm tưởng là Phật bôi tro trét trấu, nói xấu cuộc đời.
Học kĩ lại, tu kĩ lại chút, Phật không có nói đời này là đen hay trắng, đen hay hồng. Phật không nói đời này buồn hay vui, Phật chỉ nói đời là mù sương, đời này là một nắm tuyết; mà nếu nó là mù sương, nó là nắm tuyết thì lúc bấy giờ nó là màu gì có quan trọng nữa không? Khi nó đã là làn sương, làn khói thì nó màu gì không quan trọng nữa. Xưa nay mình tưởng nó là khói, kim cương, cục đá lúc đó màu nó quan trọng. Nhưng bây giờ nó chỉ là hình sương và bóng khói thì màu gì không còn quan trọng nữa. Hiểu không?
Sẽ có một ngày quý vị thấy rằng buồn hay vui nó chỉ là sự thế chỗ cho nhau, hạnh phúc chỉ đơn giản là sự vắng mặt của đau khổ và đau khổ chỉ đơn giản là sự vắng mặt của hạnh phúc.
Bắt đầu tui nói toàn chuyện nhức đầu không đó. Chỉ mong mỏi một điều rất nhỏ, bà con có huệ căn nghe có thể hiểu được. Giá mà mấy năm trước tui được nghe được những lời này thì đời tui đã khác. Có điều là tui nghe hơi trễ, ngày xưa tui học đạo khô lắm, bắt tui học thuộc lòng không, không ai ngồi mà rỉ rả, thầm thì, thủ thỉ, thỏ thẻ như hôm nay tui làm với quý vị đâu...
Trích bài giảng: Bốn Đế - 12 Duyên Khởi - Tứ Niệm Xứ | Sư Giác Nguyên giảng tại Sydney ngày 07/03/2019.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ngay lúc sống không thấy đời màu hồng, để sau này không thấy cái chết là màu đen
Phật giáo thường thức 12:00 09/01/2025Sẽ có một ngày quý vị thấy rằng buồn hay vui nó chỉ là sự thế chỗ cho nhau, hạnh phúc chỉ đơn giản là sự vắng mặt của đau khổ và đau khổ chỉ đơn giản là sự vắng mặt của hạnh phúc.
Sáu tính chất của Tam Bảo
Phật giáo thường thức 11:00 09/01/2025Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau.
Ý nghĩa của kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phật giáo thường thức 10:33 09/01/2025Kinh Liên Hoa không ở ngoài tâm. Tâm không ở ngoài kinh Liên Hoa. Tất cả mười cõi giới, từ địa ngục cho đến Phật địa đều không ở ngoài tâm. Cũng không ở ngoài kinh Liên Hoa. Đó là nguyên lý tối thượng và tuyệt đối mà tất cả chư Phật trong ba đời giảng nói.
Kỹ thuật nhận diện và cảm xúc trong Đạo Phật chữa lành nối kết
Phật giáo thường thức 09:35 09/01/2025Đa phần chúng ta chọn trốn tránh cảm xúc, cho đó là giải pháp tối ưu trước những vấn nạn cảm xúc đau khổ. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn không biết, trốn tránh cảm xúc là nguồn gốc của nhiều loại tâm bệnh, đặc biệt có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thân tâm.
Xem thêm