Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 29/12/2021, 10:10 AM

Nghiệp báo hành hạ súc vật

Hành hạ súc vật, đặc biệt là những động vật sống gần gũi với con người, giúp đỡ con người trong lao động sản xuất thì tạo nghiệp rất nặng. Vì vậy người Phật tử luôn phải nuôi dưỡng tâm từ, nguyện thương yêu tất cả vạn loại chúng sinh. Vậy hành hạ súc vật tạo nghiệp gì?

Hành hạ súc vật tạo nghiệp gì?

Loài vật tuy không chống cự lại được con người nhưng chúng cũng biết phản kháng, vùng vẫy, nhất là cũng đau đớn và oán hận khi bị áp bức, tra tấn, hành hạ. Oan nghiệp này tuy chúng ta không thấy nhưng oán khí ngút ngàn kết hợp cùng với ba ác nghiệp của người hành hạ súc vật (thân, miệng, ý ác) đã tạo ra quả báo ác nặng nề.

Hiện nhân loại đã văn minh, súc quyền ở một số nơi đã thành luật nhưng vẫn còn không ít người có hành vi bạc đãi, hành hạ, giết hại thú vật bừa bãi. Có thể phát xuất từ quan niệm ‘vật dưỡng nhơn’, đấng sáng tạo đã tạo ra loài vật để phục vụ loài người nên họ có toàn quyền sinh sát loài vật. Khi một người có hành vi hành hạ thú vật, có thể thấy rõ tâm từ bi của người ấy đã chai sạn. Khi họ xuống tay giết hại các vật nuôi một cách tàn độc, man rợ, vô tội vạ có thể thấy nơi đó dấu tích của sự dã man.

Theo đạo Phật, phàm là loài có hệ thần kinh, có tri giác thì đều phải được tôn trọng, bình đẳng, do đó Phật tử không những không thể sát hại mà còn phải tôn trọng và bảo vệ. Dù là loài vật cũng có quyền sống, có quyền được chia sẻ môi trường trên trái đất, nơi mà con người đang ở. Bản chất của động vật (bao gồm cả con người), dù là loài nào đi chăng nữa thì cũng đều ham sống, sợ chết. Giết hại chúng sinh tức là gây ra sự đau đớn về thân thể và sự tuyệt vọng khi lòng ham sống bị đe dọa và xâm phạm.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Hơn nữa, cái chết của một chúng sinh luôn luôn đồng nghĩa với sự chia lìa thân quyến. Khi một bị đe dọa đến mạng sống, chúng cũng sẽ có những phản ứng tự vệ, ít nhất phát ra những nỗi đau đớn, oán hờn. 

Đạo Phật không cho phép tín đồ cố ý giết hại các loài sinh vật. Vì nuôi dưỡng tâm từ, vì tôn trọng sự sống bình đẳng của mọi loài, vì sợ nghiệp quả giết hại nặng nề nên người Phật tử nguyện không làm tổn hại các loài vật, không bảo người khác bức hại, thấy người khác có hành vi giết hại không cổ xúy, chẳng vui mừng. Người nào hành hạ súc vật thì tạo ác nghiệp nặng nề. Như người đánh xe bò tàn ác ở trong kinh bị quả báo mà Thế Tôn đã xác chứng là do làm nghề đánh xe bò, hành hạ súc vật.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Thoát kiếp làm súc vật nhờ sớm giác ngộ

Quả báo của việc hành hạ súc vật

Theo nhà Phật, mọi việc con người làm đều có luật nhân quả, chính vì vậy nếu các phật tử phạm vào giới sát sinh sẽ gây ra những hậu quả, thậm chí còn bị tổn phước. Theo lời Phật dạy, hậu quả của việc sát sinh bao gồm: Thân thể bị khuyết tật hay bị dị dạng; khuân mặt xấu xí; người xanh xao yếu ớt; đầu óc trì trệ; dễ bị hoảng sợ khi đối diện với nguy hiểm; bị người khác sát hại hoặc chết yểu; chịu nhiều bệnh tật; có ít bạn bè; phải xa cách người mình yêu thương.

Thế nên, người Phật tử luôn nuôi dưỡng tâm từ, nguyện thương yêu tất cả vạn loại chúng sinh. Quán chiếu sâu sắc đến nghiệp báo ác địa ngục, ngạ quỷ để không làm tổn hại súc vật. Mọi chúng sinh đều có sự sống, đều tham sống sợ chết, đều khổ đau khi bị hành hạ. Điều gì mình không muốn thì loài vật cũng không muốn. Yêu thương muôn loài là nhân lành của phước báo sống lâu, khỏe mạnh, không gặp các hiểm nạn, hạnh phúc an vui.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Xem thêm