Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 26/08/2020, 08:31 AM

Thoát kiếp làm súc vật nhờ sớm giác ngộ

Luật nhân quả trong luân hồi luôn nghiêm minh và công bằng. Người nào phạm nghiệp sát sinh, kiếp sau ắt sẽ phải đầu thai làm súc vật để bị giết bất cứ lúc nào.

Sát sinh cúng tế người thân đã mất chính là hại người đã mất

Hàng ngàn năm trước, có một ngôi chùa đá trên cao nguyên Tây Tạng theo truyền thống năm nào cũng thực hiện nghi lễ hiến tế. Mỗi khi thực hiện nghi lễ này, dân làng đều tụ tập đông đủ và chờ thấy tế khấn vái Thần linh trước khi hiến tế một con dê cho Thần. Lần đó là một thầy tế mới hành nghề. Ông chuẩn bị hiến tế con dê cho Thần. Tuy nhiên ông rất ngạc nhiên vì con dê tỏ vẻ vui mừng thay vì sợ hãi.

Ông bèn hỏi vì sao trông nó lại vui vẻ như vậy, con dê đáp: “Tôi đã bị giết 499 lần rồi. Sau lần này nữa là tròn 500 lần, tôi có thể được tái sinh làm người, bởi vậy mà tôi thấy hạnh phúc”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cái giá phải trả của việc sát sinh hại vật

Rồi con dê tiếp lời: “Thầy tế không hỏi vì sao tôi lại phải chịu kiếp dê và bị giết nhiều lần như vậy sao?”. Thầy tế bèn nhắc lại câu hỏi con dê vừa gợi ý.

Con dê khi ấy mới bắt đầu thổn thức và trả lời: “Tôi từng là thầy tế, từ lâu lắm rồi. Và tôi đã giết chết 500 con dê”. Nó nói rằng sau lần này nữa, nó sẽ được chuyển sinh làm người, còn thầy tế sẽ đầu thai làm dê và trả mối nợ sát sinh mà ông đã làm.

Thầy tế nghe xong thầm cảm ơn con dê vì đã tiết lộ Thiên cơ quan trọng đến vậy. Ông bèn thuyết phục người dân không sát sinh mà thay vào đó trả tự do cho con dê. Họ vẫn làm lễ tế Thần linh, nhưng không sát sinh. Kể từ đó người dân ở cao nguyên Tây Tạng dừng giết động vật để tế Thần.

Luật nhân quả trong luân hồi luôn nghiêm minh và công bằng.

Luật nhân quả trong luân hồi luôn nghiêm minh và công bằng.

Tin và sống theo định luật nhân quả

Còn con dê không chịu họa sát thân để tế Thần, nó sống tiếp cho đến khi chết vì già và chuyển sinh thành người. Thầy tế cũng tránh tạo nghiệp nặng để sau đó chuyển sinh thành súc vật mà chịu họa sát sinh.

Câu chuyện trên cho chúng ta thấy luật nhân quả trong luân hồi luôn nghiêm minh và công bằng. Người nào phạm nghiệp sát sinh, kiếp sau ắt sẽ phải đầu thai làm súc vật để bị giết bất cứ lúc nào. Tuy nhiên nếu sớm ngộ được điều này mà dừng lại đúng lúc, thì nghiệp sẽ giảm bớt đi nhiều mà đỡ khổ về sau.

Luật nhân quả là quy luật bất di bất dịch của vũ trụ được Đức Phật phát hiện sau khi thành Chánh Quả dưới cội Bồ Đề. Chính quy luật nhân quả đã phá tan những ý niệm sống về thần quyền, cho rằng có một đấng toàn năng đủ sức để ban phước giáng họa, điều khiển cuộc sống của con người. 

Khi biết, hiểu và sống theo luật nhân quả, bạn sẽ làm chủ cuộc sống của mình, biết cách chuyển hóa những khổ đau đúng Chánh pháp cũng như nắm giữ được vận mệnh trong tay mình.

Vạn sự vạn vật nói chung đều vận động theo sự chi phối của luật Nhân quả, chính xác là Nhân-duyên-quả. Với con người, quy luật Nhân-duyên-quả vận động và hình thành nên đời sống của một cá nhân gọi đủ là Nhân quả - Nghiệp báo. Tạo nghiệp nhân tốt ắt sẽ được nghiệp quả lành. Ngược lại, gieo nghiệp nhân xấu ắt sẽ gặt quả báo ác.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chuyện kể về thần chú

Tư liệu 07:04 26/04/2024

Chuyện kể răng thuở xưa có một bà lão nghèo sống đơn độc trên một đỉnh núi ở Tây Tạng suốt ngày, ngồi dùng cơm ra, bà lão luôn lẩm nhẩm câu thần chú Lục tự đại minh của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Quỷ thần cây tì bà cũng vãng sanh

Tư liệu 16:00 25/04/2024

Muốn xây nhà mới thì cần phải đốn bỏ cây tì bà cổ thụ, nếu không xe không vào được, có bốn cây cổ thụ cần phải đốn bỏ. Chúng tôi y theo qui luật, trước đó ba ngày thì đọc Kinh, niệm Chú, cúng dường, đề nghị họ dọn đi.

Thiện thần bảo vệ người giữ giới

Tư liệu 14:30 24/04/2024

Ngày xửa ngày xưa, ở một nước kia, nhà vua bắt buộc nhân dân phải giữ năm giới. Một người bạn ở nước khác về chơi, vô tình đem một chai rượu biểu Lam Xoa. Lam Xoa nể bạn, cùng nhau ăn uống. Tại vách mạch rừng đem chuyện đến vua. Lam Xoa bị trục xuất ra khỏi nước.

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Tư liệu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Xem thêm