Ngôi chùa cổ hơn 300 năm tuổi ở Biên Hòa
Cùng với Văn miếu Trấn Biên, chùa Đại Giác, chùa Bửu Phong là 3 công trình có tuổi đời xưa nhất Đồng Nai, lặng lẽ làm chứng nhân lịch sử trong công cuộc khai hoang mở cõi đất Nam Bộ của các bậc tiền nhân thuở trước.
Tổ đình Bửu Phong- Ngôi cổ tự danh tiếng đất phương Nam
Tổ Đình Bửu Phong là ngôi chùa cổ hơn 300 năm tuổi thuộc phái Bắc Tông tọa lạc trên núi Bình Điền, thuộc quần thể khu du lịch Bửu Long, cách trung tâm thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai khoảng 5km về phía Tây Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km về phía Đông.. Mặt chính của chùa quay về hướng Đông, từ đây nhìn xuống sân bay Biên Hòa, Văn Miếu Trấn Biên và đồng ruộng xanh tươi, về hướng Tây cách sau chùa khoảng 500m có sông Đồng Nai uốn khúc.
Theo tài liệu nghiên cứu thì chùa Bửu Phong thuở ban đầu là một am tranh thờ Phật do Thiền sư Bửu Phong dựng năm 1676, đến năm 1678 một nhóm dân binh Trung Quốc chạy tìm đến chùa xin tị nạn, sau đó xây dựng lại bằng gạch ngói và thỉnh đại sư chùa Hoàng Long, hiệu Thành Chí đến trụ trì. Chùa Đại Giác, chùa Long Thiền và chùa Bửu Phong là ba ngôi chùa cổ nhất Đồng Nai, là dấu ấn đầu tiên của người Việt trong công cuộc mở mang đất nước và truyền bá đạo Phật cho vùng đất mới phương Nam.
Chùa Bửu Phong có vị trí đắc địa nằm trên trái châu của rồng trong quần thể danh thắng Bửu Long, bên trái có đá Hàm Rồng, bên phải có hang Bạch Hổ; trong phong thủy đó là đất lành muôn thuở, nơi động thiêng phúc địa, sơn thủy hữu tình. Nằm trên một ngọn núi tương đối cao, cảnh trí thanh nhàn u tịch, nơi đây đúng là cõi thường lạc chốn nhân gian. Vì vậy mà từ khi lập chùa cho đến nay đã gần 400 năm vẫn luôn được các quý tăng ni cao trọng về tiếp nối việc chấn hưng, hoằng dương đạo pháp, hương đăng chưa bao giờ dứt.
Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức cũng có đề cập đến cảnh vật uy nghi, kỳ ảo nơi đây: “Núi Bửu Phong phía Tây Nam ngó xuống Đại Giang, hộ vệ phía sau núi Long Ẩn, suối bàu tẩm nhuận, dẫn tưới ruộng nương. Trên núi có chùa Bửu Phong, phía tả có đá long đầu đứng sững, phía hữu có đá thiền sàng la liệt, khói mây man mác, cây cối sum suê”.
Sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo vào các năm 1829, 1898, 1944, 1963 và 1974, đến năm 1994, ngôi chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử nghệ thuật cấp quốc gia và năm 2013 trở thành Di tích lịch sử văn hóa - thắng cảnh Quốc gia.
Giá trị văn hóa và kiến trúc của chùa Bửu Phong
Để lên chùa Bửu Phong, trước đây, khách hành hương đều phải đi bộ qua đoạn đường được xây bằng 99 bậc đá, nay đã có đường lên đến sân chùa cho du khách đi xe máy.
Chùa Bửu Phong ban đầu được xây dựng theo hình chữ “Tam” với chính điện, giảng đường và nơi thờ tổ theo kiến trúc chùa cổ của người Hoa. Sau nhiều lần trùng tu, chùa chuyển thành kiểu kiến trúc chữ Đinh do thêm nhà dưỡng tăng, nhà khách, nhà bếp, nhà cốt, miếu Bà Chúa Xứ, hệ thống thờ trong khuôn viên, đường nội bộ,… và các bảo tháp bên hông chùa.
Cổng chùa xây bằng gạch thẻ, mái lợp ngói ống mặt trước có ghi 4 chữ Hán “Bửu Phong Cổ Tự”, dưới ghi 1676 (năm xây dựng của chùa). Trước chùa có tượng Phật Bà Quan Âm Nam Hải đứng trên đài sen và cách khoảng 20m là giếng nước Vua Gia Long. Trong khuôn viên chùa cổ Bửu Phong có rất nhiều các bức tượng lộ thiên với kích thước khổng lồ như: tượng Phật Nằm, tượng Đức Phật đản sanh, tượng Phập niết bàn, tượng Phật thiền định.
Nổi bật nhất là tòa chính điện rêu phong cổ kính mang đậm nét kiến trúc của người Hoa kết hợp với nghệ thuật trang trí nhà Nguyễn. Mặt tiền chùa Bửu Phong được trang trí nhiều họa tiết tinh xảo, nghiêm trang bằng sành sứ như một đặc điểm riêng biệt mà các ngôi chùa khác ở Đồng Nai không có. Bằng nghệ thuật ghép sành sứ độc đáo, các nghệ nhân xưa thể hiện nhiều đề tài thường thấy ở các công trình kiến trúc cổ tại Huế như: hình ảnh cuốn thư, lân ngậm châu, cá hóa long, tượng Phật, tượng mặt trăng mặt trời, tứ linh và dây lá cách điệu… Đề tài trong kiến trúc trang trí của chùa Bửu Phong thể hiện khát vọng mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cầu cho quốc thái, dân an, cuộc sống thịnh vượng, sung túc, dài lâu của người xưa.
Trung tâm ngôi chánh điện thờ Phật Di Đà Tam Tôn, Đức Phật Thích Ca, Ngọc Hoàng thượng đế, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền. Hai bên tả hữu thờ Quan Công và Tổ sư Đạt Ma. Ngoài ra còn có hương án thờ Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Địa Tạng và bàn thờ Thập Điện Diêm Vương và Xá Lợi Phật. Hiện nay, chùa vẫn còn lưu giữ rất nhiều cổ vật có giá trị như: bức tượng Phật bằng gỗ mít, cặp mai sơn son thếp vàng thời Nguyễn, xá lợi – báu vật nhà Phật, 14 câu liễn đối bằng gỗ, 9 bức hoành phi gỗ, đầu phướn cổ và kinh sách có giá trị…
Năm 1972, Hòa thượng Huệ Thành công cử Ni sư Thích nữ Huệ Hương thay mặt Ngài quản lý và phát triển chùa Bửu Phong. Năm 1988, Ni sư Huệ Hương chính thức trụ trì chùa Bửu Phong cho đến nay. Từ đó, ni sư Huệ Hương đã không ngừng tôn tạo và trang trí để ngôi chùa được thêm phần trang nghiêm, là nơi để khách hành hương đến lễ Phật và vãn cảnh tịnh tâm.
Tổ đình Bửu Phong là dấu ấn của người Việt trong công cuộc mở cõi về phương Nam, góp phần lưu giữ nét đặc sắc về kiến trúc đình chùa trong văn hóa dân tộc. Ngày nay, chùa Bửu Phong không chỉ truyền bá Phật pháp mà còn tích cực đưa giáo lý từ bi, bác ái của đạo Phật đến với thực tiễn cuộc sống. Các tăng ni, Phật tử trong chùa đã tích cực tham gia nhiều phong trào từ thiện - xã hội như: cứu trợ nạn nhân bị thiên tai lũ lụt trong và ngoài tỉnh; tặng quà, học bổng cho học sinh nghèo trong những ngày lễ, tết; khám, chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho người nghèo; chăm sóc trẻ em lang thang và người già neo đơn; tổ chức phát cơm chay miễn phí….theo đúng phương châm "tốt đời, đệp đạo" mà nhà nước ta đã đưa ra.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật
Chùa Việt 15:18 19/11/2024Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.
Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai
Chùa Việt 09:00 19/11/2024Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa
Chùa Việt 16:47 18/11/2024Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.
Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang
Chùa Việt 08:50 18/11/2024Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.
Xem thêm