Chùa Việt linh thiêng trên đỉnh non cao
Nép mình trên đỉnh trời Fansipan (Lào Cai) và tiên cảnh Bà Nà (Đà Nẵng), những nếp chùa Việt tạc lên non cao một cõi thiền đẹp kỳ vĩ.
Trên đỉnh thiêng Fansipan, quần thể văn hóa tâm linh Fansipan gồm nhiều công trình kiến trúc mang phong cách thuần Việt. Tất cả được kết nối với nhau trong một tổng thể hài hòa với thiên nhiên hùng vỹ, linh thiêng của đại ngàn Tây Bắc.
Ngự tọa nơi suối nguồn linh khí, những dáng chùa Việt trên nóc nhà Đông Dương thôi thúc các đoàn du khách, Phật tử nối nhau tìm về. Nếp chùa không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp hùng vỹ mà còn nhờ nét gần gũi trong không gian kiến trúc truyền thống.
Công trình được dựng hoàn toàn bằng gỗ tự nhiên, mái lợp ngói mũi hài, dáng cong tinh tế, bậc thềm nhỏ hẹp, các đường nét chạm khắc tiết giản tối đa nhưng khỏe khoắn, tinh xảo… Mỗi chi tiết kiến như Bích Vân Thiền Tự và Kim Sơn Bảo Thắng Tự, gợi nhắc về những dáng chùa cổ đời Trần, từ thế kỷ 15-16.
Khoảng sân lát đá, bậc tam quan, đôi rồng hai bên trên thành, hoa văn hoa lá chạm khắc trên lư hương phía trước sân… như đã tồn tại ở nơi này cả trăm năm trước.
Đặt trên trục chính của Bích Vân Thiền Tự, đài gác Đại Hồng Chung còn có tên gọi là Vọng Lĩnh Cao Đài, giúp du khách mở rộng tầm nhìn, hướng về góc tuyệt đẹp của bình nguyên bao la và đường chân trời xanh thẳm. Công trình cao 35 m, gồm 5 tầng, có bố cục thẳng đứng với lầu chuông 8 mái, gợi nhắc những nét kiến trúc điển hình ở các ngôi cổ tự nổi tiếng như chùa Tây Phương, chùa Bút Tháp, chùa Keo…
Cách không xa Đại Hồng Chung là đại tượng Phật A Di Đà lớn nhất Việt Nam, cao 21,5 m. Công trình được ghép từ những tấm đồng dày 0,5 cm trên một khung thép có thể tích 1.000 m3. Chủ đầu tư không chọn cách dát vàng mà sơn phủ bề mặt để tượng có gam màu sẫm, tránh sự tương phản với không gian xung quanh.
Đại tượng Phật linh thiêng thu hút Phật tử thập phương về chiêm bái, cầu an. Nơi đây đồng thời còn là điểm khởi đầu của “con đường tâm linh” trên nóc nhà Đông Dương, kết nối đường La Hán - nơi trưng bày tượng 18 vị La Hán đúc bằng đồng cao tới 2,5 m, tượng đồng Quan Thế Âm Bồ Tát, bảo tháp 11 tầng và quần thể Kim Sơn Bảo Thắng Tự.
Tượng đồng Quan Âm cao 9 m, ngự trị trên một tảng đá vươn cao, nằm cuối đường La Hán, phía trước Kim Sơn Bảo Thắng Tự. Đây là điểm đến linh thiêng, được nhiều người đến cầu bình an cho gia đạo trong mùa Vu Lan năm nay.
Từ tượng đồng Quan Âm, du khách tiếp tục tản bộ lên gần khu vực đỉnh để tham quan tòa bảo tháp 11 tầng ốp đá sa thạch khai thác từ miền Trung. Công trình nằm trong quần thể Kim Sơn Bảo Thắng Tự, cao 20 m, kiến trúc kế thừa ngôi tháp chùa Phổ Minh ở Nam Định.
Nếu như quần thể văn hóa tâm linh Fansipan thu hút kẻ hành hương bởi vẻ đẹp hùng vỹ, thoát tục thì khu tâm linh trên đỉnh Núi Chúa Bà Nà lại khiến du khách thập phương nhớ nhung bởi không gian thiền tịnh xanh mướt.
Đi qua những bậc đá quanh co rợp bóng cây, men theo mùi hương hoa Mộc dịu ngọt, lầu chuông chính là nơi du khách ước muốn được đến nhất mỗi lần trở lại Bà Nà trong sớm mai. Ở đây, du khách là người đầu tiên được nhìn thấy bình minh, ngửi mùi gió mát lành vi vu qua kẽ lá, đưa tiếng chuông cầu ngân xa hơn, vang vọng hơn trong không gian vô ba, tĩnh lặng.
Từ lầu chuông nhìn sang, tòa bảo tháp Linh Phong như phát quang khi những tia nắng đầu ngày chiếu rọi. Tòa tháp cao 9 tầng, bốn mặt chạm khắc hình Phật Thích Ca Mâu Ni trên đá trắng. Xung quanh tháp là tượng Tứ Đại Thiên Vương uy phong độ trì trấn giữ. Những chiếc chuông đồng (phong linh) được treo ở bốn góc của mỗi tầng tháp khẽ ngân rung khi gió thổi qua, đánh thức những cảm xúc tích cực trong mỗi người.
Nằm đối diện Linh Phong Bảo Tháp là Nhà Bia - nơi trưng bày bia đá cao tới 1,8 m, ghi khắc những tứ thơ ca ngợi cảnh sắc thần tiên trên đỉnh Bà Nà của thiền sư Thích Trí Tịnh - Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Trung tâm của khu tâm linh trên đỉnh Bà Nà là nơi tọa lạc Linh Phong Thiền Tự, công trình tiêu biểu cho kiến trúc chùa Việt miền Bắc, được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim. Khoảng sân rộng chính giữa với hai bên hành lang tả vu, hữu vu trưng bày 18 vị La Hán được tạo tác kỳ công bằng đá nguyên khối.
Đón du khách ở cuối hành trình, Trú Vũ trà quán như món quà quý giá mà Núi Chúa trân trọng dành tặng. Trong không gian thiền tịnh này, nhấp một ngụm trà hoa, lắng mình trong âm nhạc thiền tịnh, cảm nhận chất thiền lan tỏa, thư thái, tĩnh tại.
Qúy phật tử có thể tìm hiểu thêm về những ngôi chùa, ngôi đền nổi tiếng linh thiêng ở mục Chùa Việt trên trang Phatgiao.org.vn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chuyến độc hành của một nhà sư Ấn Độ
Media 13:29 19/11/2024Triển lãm "Solivagant" (Độc hành) trưng bày những tác phẩm được thực hiện bởi nhà sư, học giả Phật giáo Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche trong những chuyến đi khắp thế giới.
TP.HCM: Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện năm 2024 diễn ra thành công
Media 21:23 17/11/2024Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, hôm nay, 17/11, gần 6.000 Phật tử các quận huyện và TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM đã dự Hội thi giáo lý năm 2024.
Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng
Media 16:00 14/11/2024Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.
Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự
Media 15:40 14/11/2024Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.
Xem thêm