Chiêm ngưỡng vườn kinh bằng đá "độc nhất vô nhị" tại chùa Phước Hậu
Chùa Phước Hậu là ngôi cổ tự tổ đình Phật giáo dòng Lâm Tế, phái Chúc Thánh, đồng thời nổi tiếng với công trình vườn kinh đá độc đáo, có một không hai ở Nam bộ.
>KHÁM PHÁ NHỮNG NGÔI CHÙA VIỆT ĐỘC ĐÁO
Chùa Phước Hậu có mặt trước giáp sông Hậu, mặt sau giáp với Quốc lộ 54 rất tiện giao thông đường thủy lẫn đường bộ. Từ khi có sự xuất hiện của quần thể những tảng đá khắc những bài kinh nên ngôi chùa ở vùng quê này thu hút rất nhiều phật tử, du khách đến chiêm ngưỡng.
Công đức của người xưa
Nhìn từ cổng chính, mặt tiền chùa xây theo kiểu cổ lầu, giữa đặt mô hình ngôi tháp 7 tầng. Nội điện khá rộng, bàn thờ giữa đặt tượng đức Phật Thích Ca dạng tọa thiền cùng với tượng Thái tử Tất Đạt Đa sơ sinh và bộ Tam tôn (Quan Âm, Di Đà, Thế Chí). Hai bên tả hữu ban có hai bàn thờ. Ở đây có nhóm tượng rất quý của ngôi chùa Đông Hậu xưa còn giữ được như tượng Tiêu Diện đại sĩ, Hộ Pháp, Địa Tạng, Chuẩn Đề và bộ tượng La Hán đều bằng gỗ hoặc bằng gốm Cây Mai.
Theo lịch sử chùa chép lại, nguyên thủy chùa Phước Hậu là một am tranh. Khoảng năm 1894, Hương cả làng Đông Hậu tên là Lê Văn Gồng đã vận động người dân xây dựng một ngôi chùa gỗ, vách ván, mái lợp ngói âm dương và lấy tên làng đặt cho chùa. Năm 1910 ông Hương cả mất, con gái ông tên là Lê Thị Huỳnh cùng phật tử địa phương thỉnh Hòa thượng Hoằng Chỉnh từ chùa Thiên Ấn (Quảng Ngãi) về trụ trì và đổi hiệu chùa Đông Hậu thành Phước Hậu, tăng ni tín đồ đến quy y thọ giới ngày thêm đông.
Đến năm 1939, Hòa thượng Hoằng Chỉnh viên tịch, bổn đạo thỉnh Hòa thượng Khánh Anh từ chùa Long An (Trà Ôn) về trụ trì. Hòa thượng Khánh Anh hiệu Chơn Húy (1895 - 1961) xuất gia thọ giới tại chùa Cảnh Tiên (Quảng Ngãi). Năm 1927 ông vào vùng Bạc Liêu, Trà Vinh, Trà Ôn hành đạo. Ông tham gia thành lập Hội Phật học Lưỡng Xuyên, là một nhà Hán học uyên bác, tác giả tập Khánh Anh văn sao, đào tạo nhiều danh tăng như Hoàn Tâm (Chủ tịch hội Phật giáo cứu Quốc tỉnh Trà Vinh), Hoàn Tuyên (tức hòa thượng Thích Thiện Hoa, Viện trưởng Viện Hóa đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất).
Khi chùa Phước Hậu bị xuống cấp, năm 1961 Hòa thượng Khánh Anh chuẩn bị trùng tu thì viên tịch. Hòa thượng Thiện Hoa kế thế trụ trì chùa Phước Hậu, nối tiếp tâm nguyện của thầy tiến hành xây dựng lại ngôi chùa và mọi công việc trùng tu ông giao cho Hòa thượng Hoàn Phú đảm nhiệm.Theo ông Phạm Văn Cảnh, 78 tuổi, là cháu Hòa thượng Thiện Hoa, đồng thời là Thư ký thường trực, Phó ban Bảo vệ di tích lịch sử chùa Phước Hậu, thì chùa Đông Hậu xưa được xây bằng vôi vữa, hẹp và thấp. Thầy Thiện Hoa trùng tu xây lại chánh điện, trung điện bằng vật liệu xi măng, gạch ngói… theo mô hình kiến trúc Đông Tây kết hợp.
Các công trình khác như hậu tổ, tàng kinh các là các bộ phận của ngôi chùa xưa có từ 1894, chỉ sửa chữa tu bổ thêm. Riêng tháp Đa Bảo thờ các vị tổ sư tiền bối là công trình tạo dấu ấn của hòa thượng Hoàn Phú. Tháp được xây dựng vào năm 1966, gồm ba tầng. Tầng trên thờ tượng đức Phật nhập niết bàn, tầng giữa thờ Pháp bảo. Tầng dưới bố trí bốn phía: Thờ di ảnh và tiểu sử Tổ Khánh Anh, Hòa thượng Thích Quảng Đức, Hòa thượng Khánh Hòa, Tổ Huệ Quang.
Độc đáo vườn kinh đá
Theo lời kể của ông Phạm Văn Cảnh, công trình vườn kinh đá được thực hiện đầu tiên là vườn kinh Pháp Cú khởi công ngày 25.3.2014, bố trí phía hậu bên phải từ cổng vào. Năm đó thầy trụ trì Thích Phước Cẩn được phật tử mời sang Miến Điện du lịch, được dịp ngắm nhiều ngôi chùa đẹp có những phiến đá khắc kinh bằng tiếng Phạn rất độc đáo mà các chùa ở nước ta không có. Trên chuyến bay trở về Việt Nam, thầy có duyên trò chuyện với một doanh nhân ở Sài Gòn. Vị doanh nhân này đã phát tâm đề nghị cúng dường cho chùa xây dựng mô hình vườn kinh đá.
Về đến chùa, thầy đã bỏ công tìm cách khắc những bài kinh bằng tiếng Việt lên phiến đá rồi quyết định làm vườn kinh Pháp Cú. Vườn kinh Pháp cú gồm 213 phiến đá hoa cương, khắc 423 câu kinh trên hai mặt do cố Hòa thượng Thích Minh Châu, Viện trưởng Viện Đại học Phật giáo VN, dịch từ tiếng Pali sang tiếng Việt. Các phiến đá được sắp xếp bố cục mô phỏng lá bồ đề xòe ra theo tám hướng, tượng trưng Bát chánh đạo. Trung tâm vườn là ngọn núi có bốn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngoài ra còn có một số phiến đá khắc thêm tiếng Anh cạnh tiếng Việt để khách du lịch nước ngoài hiểu được khi đến tham quan và nhiều phiến đá khắc chữ tâm, nhẫn, những lời răn dạy của đạo Phật rất độc đáo…
Sau thành công của vườn kinh Pháp Cú, thầy Phước Cẩn thực hiện các công trình kế tiếp là vườn kinh A Di Đà và vườn kinh Bắc Truyền trích diễm. Vườn kinh A Di Đà có 31 phiến đá được bố cục theo một dãy hồ nhỏ trồng sen hình chữ S, tượng trưng nước Việt. Mỗi miền Bắc, Trung, Nam có một phiến đá đặt giữa hồ ghi ngôi chùa biểu trưng, thêm những hòn giả sơn biểu tượng như núi Yên Tử, Thất Sơn… Các bài kinh ở vườn kinh này được dịch theo thể thơ lục bát.
Nhiều du khách, Phật tử đến đây rất thích thú khi vườn được bày trí những tảng đá rất đẹp mắt, mang giá trị nghệ thuật rất cao. Nơi đây đã trở thành nơi nhiều du khách và Phật tử đến chiêm bái, thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật từ đá ngay giữa vùng sông nước Cửu Long.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bảo vật quốc gia chuông chùa Thiên Mụ
Chùa Việt 09:28 19/12/2024Chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Huế mà còn là một công trình kiến trúc và văn hóa có giá trị lịch sử sâu sắc.
Độc đáo ngôi chùa cổ ở TP. HCM được trang trí bằng 30 tấn mảnh sành, sứ
Chùa Việt 09:37 18/12/2024Mất khoảng 20.000 ngày công để gắn hơn 30 tấn mảnh sành, sứ phế liệu lên toàn bộ công trình, chùa An Phú sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam, trở thành ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất TPHCM.
Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TPHCM
Chùa Việt 10:02 09/12/2024Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.
Chiêm ngưỡng nhiều cảnh “độc, lạ” ở chùa Linh Sơn
Chùa Việt 09:37 07/12/2024Nằm trên gò cao bên triền núi Ba Thê, chùa Linh Sơn có kiến trúc nghệ thuật độc đáo trong quần thể di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Từ lâu, nơi đây được xem là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng khắp vùng. Tham quan ngôi chùa trăm năm tuổi, chúng ta sẽ cảm nhận vẻ đẹp an yên, thanh tịnh ở đây.
Xem thêm