Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 17/11/2017, 13:14 PM

Ngôi chùa đặt xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Điểm nhấn của ngôi chùa Việt Nam Quốc Tự (quận 10, Tp.HCM) là bảo tháp 13 tầng, cao 63 m, sẽ được hoàn thành dịp Tết Nguyên đán 2018.


Chùa Việt Nam Quốc Tự khánh thành từ ngày 7/11 và là trụ sở mới của Giáo hội Phật giáo Tp.HCM, sau ba năm xây dựng. Một số hạng mục công trình trong chùa đang gấp rút hoàn thành nhằm phục vụ khách thập phương.

Các hạng mục công trình đã hoàn thành gồm 5 tầng với những công năng khác nhau, như tầng hầm rộng gần 8.000m2 dùng làm bãi đỗ xe cho khách, tầng một là nơi bố trí hội trường, tầng hai là khu văn phòng. Nổi bật là ngôi chánh điện thiết kế hoàn toàn mới, sử dụng làm trụ sở của Giáo hội Phật giáo Tp.HCM.

Điểm nhấn của ngôi chùa là bảo tháp 13 tầng, cao 63 m, sẽ được hoàn thành dịp Tết Nguyên đán 2018. "Nơi đây sẽ tôn thờ xá lợi trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức, đồng thời sẽ trưng bày các tư liệu về cuộc đấu tranh bất bạo động của Phật giáo vì hòa bình và bình đẳng tôn giáo tại miền Nam năm 1963", Hòa thượng Thích Trí Quảng, Trưởng BTS Giáo hội Phật giáo Tp.HCM, cho biết.
Phù điêu hình rồng, phượng đậm nét kiến trúc truyền thống được bài trí trên tòa chánh điện.
"Đây là lần đầu tiên tôi tới tham quan chùa. Cảm giác choáng ngợp vì ngôi chùa to và đẹp", ông Dũng (63 tuổi, quận Tân Phú) nói.
Ngôi chùa còn có quả chuông lớn (cao 2,9 m, rộng 1,6 m, nặng 3 tấn) được nhóm nghệ nhân ở Huế tôn tạo với hoa văn thuần Việt, mang đậm phong cách trang trí văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Dãy hành lang trong chùa được thiết kế hài hòa để du khách vừa vãn cảnh, vừa chiêm ngưỡng toàn cảnh hai tòa bảo tháp.
Phù điêu hình rồng bài trí trên mái ngói chánh điện có màu sắc hài hòa với màu hoa văn khắc trên gỗ.
Bên trong chánh điện có tượng Phật do tăng ni, phật tử miền Bắc cung tiến với kỹ thuật của các nghệ nhân làng đồng Ý Yên (Nam Định), tôn tạo và hoàn thiện tại chỗ. Tượng nặng 35 tấn, cao 7,5 m.
Hai bên tả hữu chánh điện thờ 18 pho tượng La Hán.
Trong chánh điện còn trưng bày các phù điêu mạ vàng tái hiện hình ảnh Đức Phật từ khi đản sinh đến lúc nhập Niết Bàn.
Cổng chùa Việt Nam Quốc Tự đang gấp rút hoàn thiện.
Việt Nam Quốc Tự được xây dựng từ năm 1963, sau cuộc đấu tranh bất bạo động phản đối chính sách bất bình đẳng tôn giáo tại miền Nam. Đồ án mới xây xong tòa tháp 7 tầng và một dãy Tăng xá nhưng chưa hoàn thành trọn vẹn.

Sau năm 1975, diện tích nhà chùa bị thu hẹp còn hơn 3.700 m2 để nhường đất cho các công trình công ích khác. Ba năm trước, Tp.HCM thu hồi và bàn giao lại hơn 7.200m2 cho Việt Nam Quốc Tự xây chánh điện và các hạng mục khác.

Thành Nguyễn/ Theo vnexpress.net
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thiêng liêng lễ rước đèn lồng, bắn pháo hoa mừng Phật đản tại TP.Cheongju

Ảnh 17:00 06/05/2024

Trong niềm hân hoan hướng về Đại lễ Phật đản PL.2568, tối 4/5, Phật giáo Hàn Quốc tỉnh Chung Buk, thành phố Cheongju đã long trọng tổ chức lễ diễu hành đèn lồng, bắn pháo hoa và đại nhạc hội.

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng

Ảnh 09:55 01/05/2024

Chùa Ô Chumaram Prếk Chếk (hay gọi chùa Ô Chum), nằm ở ấp Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng, được hình thành trên 200 năm. Hiện nay, chùa trở thành một điểm đến lịch sử, văn hóa của nhiều du khách.

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Xem thêm