Ngôi chùa gần 700 năm tuổi có nguy cơ bị đổ sập vì chưa được xếp hạng di tích
Ngôi chùa Tre nằm bên bờ sông Nhuệ thuộc địa phận huyện Phú Xuyên (Hà Nội) có tuổi đời gần 700 năm gắn liền với nhiều huyền tích. Đến nay, ngôi ch chưa được xếp hạng di tích và đang đứng trước nguy cơ đổ sập.
Dấu tích của một trung tâm Phật giáo
Thời Lý – Trần, Phật giáo rất phát triển, chùa chiền được dựng khắp cả nước. Tuy nhiên, số chùa còn lại tới ngày nay không còn nhiều hoặc đã được xây dựng mới hoàn toàn. Hiếm thấy còn ngôi chùa nào như chùa Tre thuộc làng Đại Nghiệp (tên nôm là làng Tre, xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội) còn lưu giữ được nhiều cổ vật đã gần 700 năm tuổi.
Chùa Thập Tháp Di Đà – ngôi cổ tự đệ nhất Bình Định
Chùa có tên chữ là Diễn Phúc Tự. Căn cứ theo tấm bia dựng trước tiền đường cho biết chùa Tre được dựng ít nhất trước năm 1328 (tính đến nay là 693 năm). Văn bia có nội dung: Đời Khai Thái thứ 5, tháng Giêng ngày mồng 7 năm Mậu Thìn (1328), đời vua Trần Minh Tông dựng bia ở nơi đây, Viện Diễn Phúc - Lộ Quốc Oai - Hương Già, xóm Quế, để kính tặng thường trụ Tam Bảo...
Theo các cụ cao niên, trước đây làng Tre còn có tên là Hương Già, sau đổi thành làng Tre. Nội dung cho thấy chùa không chỉ là một ngôi chùa làng mà còn là một viện nghiên cứ Phật giáo lớn trong vùng. Bia đá có chiều cao khoảng 1m, rộng 80cm, quanh diềm bia chạm hoa dây đặc trưng phong cách Lý - Trần, trán bia hiện còn hình một con rồng uốn lượn nhiều vòng nhỏ dần về sau, với những nét khắc rõ ràng, mạch lạc, dưới chân bia là diềm hoa văn sóng thủy ba cũng là một đặc trưng phong cách đời Trần.
Ngoài dấu tích bia đá, đôi sấu đá ở thành bậc tiền đường cũng là căn cứ về thời đại dựng chùa là thời Trần. Đây là linh vật phổ biến thời Lý - Trần, xuất hiện trước nghê đá thường phổ biến ở thế kỷ XVI trở lên. Sấu đá cổ đeo chuông, mình tròn hơn so với chó đá, tư thế nằm nhưng sẵn sàng chạy, đầu ngẩng và không chạm chi tiết như nghê đá sau này.
Hai bên hồi đại bái còn những mảng trang trí bằng đất nung, đặc trưng của nghệ thuật thời Mạc. Các khối đất nung hình vuông có tạo hình rồng (rồng yên ngựa), người cưỡi ngựa, các viên gạch nung này có phong cách nghệ thuật giống với gạch nung ở chùa Bối Khê (Thanh Oai) hay chùa Đậu (Thường Tín), điều này cho thấy chùa Tre từng được trung tu vào thời nhà Mạc.
Chùa Tre còn lưu giữ được 2 pho tượng gỗ Quan Âm Nam Hải và Phật Thế Tôn. Tượng Quan Âm Nam Hải trong thế ngồi kiết già thiết ấn trên một bệ sen, có tất cả 18 tay. Các lớp cánh sen với cánh sen nở xòe ra, phồng múp, dưới mỗi cánh sen lại được tạo hình những viên ngọc bao quanh 1 viên ngọc lớn hơn ở chính giữa, dưới bệ sen là 4 đầu rồng hướng về bốn phía mang phong cách nghệ thuật thời Mạc.
Pho tượng Phật Thế tôn được tạc đứng liền khối với bệ, dáng cao và cân đối. Lớp cánh sen cũng nở xòe như của pho tượng Quan Âm Nam Hải. Dưới cùng là lớp sóng được tạo hình cả bốn mặt của bệ, với các đặc trưng của gia đoạn cuối thế kỷ 16 - đầu thế kỷ 17.
Ngoài sân chùa hiện còn một tấm bia đá thời Lê Trung Hưng thế kỷ 18 và 1 cây hương thạch có niên đại tương tự. Cây hương thạch hiện được dựng tại bên phải tiền đường, không phải vị trí chính giữa tiền đường như thường thấy ở các di tích khác.
Chùa Hồ Thiên: Ngôi cổ tự trên non thiêng Yên Tử
Nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào
Tuy là ngôi cổ tự gần 700 năm tuổi nhưng đến nay, chùa Tre vẫn chưa được xếp hạng di tích, chỉ đóng vai trò như một ngôi chùa làng mà người dân chưa có kinh phí để tu sửa. Đáng nói, chùa Tre hiện đang có dấu hiệu xuống cấp. Hệ thống cột kèo trong chùa đang dần bị mối mọt, ẩm mốc do thời gian. Mái ngói xô lệch, nhiều chỗ đã sụp và lộ thiên. Trong khuôn viên chùa, cỏ mọc um tùm, dường như không có người chăm nom thường xuyên, ngoài ra còn nhiều vật liệu xây dựng như gạch chất rất nhiều trong sân chùa.
Trong điện Tam bảo khá bụi bặm và tối, chỉ có duy nhất cổng tam bảo là công trình mới được xây dựng còn chắc chắn. Hai tấm bia đá để ngoài trời hứng chịu mưa nắng, e rằng chữ khắc trên đó sẽ càng ngày càng mờ dần và dấu tích xây dựng ngôi chùa cổ này sẽ dần bị lãng quên.
Ước muốn của người dân thôn Đại Nghiệp không gì khác với ngôi chùa cổ này là sớm được xếp hạng di tích để từ đó các cơ quan quản lý văn hóa và nhân dân cùng bắt tay vào việc trùng tu, tôn tạo chùa Tre.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Huyền tích Phù Sơn tự
Chùa Việt 11:16 04/11/2024Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang.
Ngôi chùa nằm giữa lưng chừng trời
Chùa Việt 20:34 03/11/2024Ngôi chùa Khmer mang tên Phnom Ta Pa nổi danh bởi vẻ đẹp độc đáo và tọa lạc trên ngọn núi Tà Pạ (xã Núi Tô, H.Tri Tôn, An Giang), với độ cao 45 m so với mặt đất.
Ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nam, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá
Chùa Việt 09:15 03/11/2024Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6.
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Xem thêm