Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 13/09/2023, 08:56 AM

Ngôi chùa không có hòm công đức và nhục thân Thiền sư 300 năm không phân hủy

Chùa Tiêu (Từ Sơn, Bắc Ninh) là một ngôi cổ tự nổi tiếng với những câu chuyện li kì về pho tượng táng gần 300 tuổi và quy định không đặt hòm công đức, không đốt vàng mã...

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, chùa Tiêu (Bắc Ninh) được biết đến là ngôi chùa cổ, thu hút nhiều Phật tử và khách thập phương về chiêm bái. Đây cũng là ngôi chùa không có hòm công đức.

Chùa Tiêu Sơn hay còn gọi là chùa Tiêu, tên chữ là Thiên Tâm Tự nghĩa là ngôi chùa đứng giữa trời đất một vùng, xưa còn có tên là chùa Lục Tổ. Ngôi chùa nằm ở sườn núi Tiêu, xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 

Tiêu Sơn cổ tự từng là một trung tâm Phật giáo lớn, được nhắc đến trong những trang đầu tiên của lịch sử vương triều Lý. Theo sử sách và truyền kể từ dân gian, chùa đã có từ rất lâu đời. Đến thời nhà Lý, chùa do Thiền sư Vạn Hạnh trụ trì. 

Chùa Tiêu tọa lạc trên lưng chừng núi thuộc xã Tương Giang, huyện Từ Sơn (Bắc Ninh), mặt hướng ra dòng sông Tiêu Tương, phong cảnh sơn thủy hữu tình. Ảnh: Toàn Vũ.

Chùa Tiêu tọa lạc trên lưng chừng núi thuộc xã Tương Giang, huyện Từ Sơn (Bắc Ninh), mặt hướng ra dòng sông Tiêu Tương, phong cảnh sơn thủy hữu tình. Ảnh: Toàn Vũ.

Đại Việt sử ký toàn thư chép: Thái tổ họ Nguyễn (Lý). Người châu Cổ Pháp Lộ Bắc Giang. Mẹ là Phạm Thị, ngày 12 tháng 2 năm thứ 5 niên hiệu Thái Bình (974) sinh ra vua. Vua khi bé đã thông minh, khí độ, rộng rãi, du học ở chùa Lục Tổ, sư Vạn Hạnh trông thấy lấy làm lạ nói rằng: Đây là người phi thường sau này lớn lên tất có thể cứu nước, yên dân làm bậc minh chủ thiên hạ”.Lý Công Uẩn được 3 tuổi đã được mẹ đem lên chùa Tiêu gửi Thiền sư Lý Vạn Hạnh nuôi dạy lớn khôn. 

Hiện nay, chùa Tiêu còn lưu giữ nhiều tài liệu, cổ vật, những giai thoại phản ánh sống động về lai lịch, công trạng của Lý Công Uẩn và Quốc sư Lý Vạn Hạnh – người đã có công nuôi dưỡng, giáo dục Lý Công Uẩn từ thơ ấu cho tới lớn khôn, sau trở thành bậc minh vương khai lập nền văn minh Đại Việt.

Bí mật về nhục thân Thiền sư Như Trí

Bãi bể nương dâu, chiến tranh loạn lạc, chùa chìm khuất vào ven đồi như một cổ tự. Cho đến một ngày cách nay 60 năm, khi nhà chùa dọn cỏ ở tháp Viên Tuệ, thì một viên gạch rơi ra.

Nhà chùa cầm viên gạch ghép lại chỗ cũ, thì phát hiện thấy dòng chữ in trên viên gạch: Hòa thượng Như Trí, viên tịch năm 1723 (Bảo Thái năm thứ tư triều Lê Dục Tông). Sau này, tìm hiểu các tài liệu, thấy tên sư Như Trí đứng thứ 15 trong danh sách các vị Hòa thượng đã trụ trì chùa Tiêu, vẫn được chùa cúng thỉnh. 

Nhục thân Thiền sư Như Trí khi được phát hiện trong vườn tháp. Ảnh tư liệu

Nhục thân Thiền sư Như Trí khi được phát hiện trong vườn tháp. Ảnh tư liệu

Qua khe hở do viên gạch rơi ra, ni sư Đàm Chính ghé mắt nhìn vào và giật mình suýt ngã khi thấy rõ ràng một người đang ngồi kiết già trong bảo tháp. Hoảng quá, ni sư Đàm Chính cầm viên gạch bịt kín lại và chôn chặt chuyện này trong lòng, không kể với bất kỳ ai. 

Theo các tài liệu còn lưu lại ở chùa, Thiền sư Như Trí là đệ tử nối pháp của thiền sư Chân Nguyên. Thiền sư Như Trí đã từng khắc in lại bộ Thiền Uyển Tập Anh, là bộ sách có giá trị đặc biệt không những về lịch sử Phật giáo mà còn là một tác phẩm truyền kỳ có giá trị về văn học, triết học và văn hóa dân gian. 

Thiền sư Như Trí cùng người thầy Chân Nguyên của mình tiếp nối tinh thần phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Theo các tài liệu của thiền phái Trúc Lâm, sau khi mãn duyên độ sinh, ngài an nhiên trước sinh tử, nhập thất kiết già và để lại nhục thân bất hoại. 

Thời gian qua đi, một người đàn ông trong làng, khi thả trâu trên núi Tiêu, đã lên tháp Viên Tuệ với ý định tìm vàng bạc.

Gỡ mấy viên gạch ra, ông này nhìn thấy một pho tượng giống hệt một người còm nhom đang ngồi trong tháp. Do tò mò, ông ta đã kiếm một cây gậy chọc thử vào pho tượng. Kết quả, ông ta chọc thủng mặt vị thiền sư đã an tọa gần 300 năm trong tháp gạch rêu phong. 

Trải qua gần 300 năm, mặc cho sự khắc nghiệt của thời tiết, vi khuẩn, toàn thể nhục thân của thiền sư Như Trí đến nay vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí cả khối vật chất của phủ tạng cũng vẫn vẹn nguyên? Câu hỏi này về sự bí ẩn này cho đến nay chưa có lời giải đáp thỏa đáng. 

Việc tu bổ pho tượng táng nhục thân Thiền sư Như Trí đã hoàn thành năm 2004. Tượng Thiền sư Như Trí đã trở lại dáng vẻ gần như ban đầu và hiện được đặt trong nhà thờ Tổ với sự bảo quản vô cùng kỹ lưỡng.

Ngôi chùa không có hòm công đức

Trong các ban thờ và không gian trong chùa không đặt hòm công đức. Chùa cũng nghiêm cấm Phật tử đốt vàng mã, dâng cúng rượu thịt. Ảnh: Toàn Vũ.

Trong các ban thờ và không gian trong chùa không đặt hòm công đức. Chùa cũng nghiêm cấm Phật tử đốt vàng mã, dâng cúng rượu thịt. Ảnh: Toàn Vũ.

Đến chùa Tiêu, du khách thập phương không chỉ được chiêm bái pho tượng thiền sư Như Trí đầy bí ẩn và vô cùng quý giá ở Việt Nam, mà còn không khỏi ngỡ ngàng, ngạc nhiên trước ngôi chùa chưa bao giờ có hòm công đức. Điều đó dường như trái với việc phổ biến hiện nay ở miền Bắc trong nhiều ngôi chùa, hầu như ban thờ nào cũng có hòm công đức lớn, nhỏ nhưng riêng ở chùa Tiêu thì không. Các ban thờ khá “đơn giản” bởi hoa quả, bánh kẹo, đèn nhang...

Theo sư cụ Đàm Chính trụ trì tại chùa Tiêu, nhà chùa chỉ nhận tiền công đức khi xây dựng cơ sở vật chất cho chùa. Khi xây dựng xong thì nhà chùa không nhận bất kỳ tiền công đức của ai. Vì khi nhận phải trông coi, không trông coi được sẽ bị đánh cắp. Khi nào nhà chùa xây dựng, cải tạo gì sẽ lại kêu gọi người dân công đức.

“Tôi không biết Chùa Tiêu không có hòm công đức từ khi nào và cũng không ai biết vì sao chùa lại không có hòm công đức. Khi xây dựng bất cứ công trình gì, nhà chùa đều hoàn thiện và xây dựng khang trang, đúng với tâm nguyện của những người góp công góp quả”- một bà vãi ở chùa vui vẻ tâm sự. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chiêm ngưỡng những tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Chùa Việt 11:55 25/04/2024

Việt Nam là quốc gia có bề dày văn hóa Phật giáo và cũng là nơi có nhiều tượng Phật lớn nhất. Những tượng Phật này không chỉ là điểm hành hương tâm linh mà còn là kiệt tác nghệ thuật đáng kinh ngạc.

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Xem thêm