Ngôi chùa miền Tây gắn với chuyện kể về cặp rắn khổng lồ
Chùa Hang nằm trên núi Sam ở TP. Châu Đốc có cảnh quan thanh tịnh cùng nhiều huyền thoại lưu truyền.
Nằm trên đường Tân Lộ Kiều Lương, cách chùa Tây An chừng 2 km là chùa Phước Điền, hay được biết với tên khác là chùa Hang.

Khuôn viên chùa Phước Điền xanh mát với hơn 40 điểm tham quan. Ảnh: Văn Thái
Chùa Thiên Ấn: Cổ tự có “chuông Thần, giếng Phật” nơi xứ Quảng
Tương truyền, chùa Hang do bà Thợ (tên thật là Lê Thị Thơ, sinh năm 1818) lập nên. Sau khi lập gia đình, bà gặp cảnh đời ngang trái và nương nhờ cửa Phật tại Tây An tự, quy y với pháp danh Diệu Thiện. Sau thời gian tu tại chùa Tây An, do nơi này có nhiều người lui tới nên bà đi tìm nơi yên tĩnh, vắng người tu hành. Đi về phía Tây núi Sam, bà gặp một hang sâu, rậm rạp cây cối nên ở lại dựng am bằng tre, lá làm nơi tu hành.
Cạnh am bà Thợ tu có một hang núi sâu, bên trong có đôi mãng xà to, từ khi bà đến tu hành, hàng ngày cặp mãng xà được nghe kinh Phật trở nên hiền lành, ăn đồ chay, không hại người, trông chừng thú dữ, kẻ gian. Bà Thợ đặt tên cho cặp mãng xà là Thanh Xà, Bạch Xà. Khi bà qua đời, cặp rắn này bỗng dưng biến mất. Sau đó để tránh nguy hiểm, hang được lấp kín chỉ còn lối đi vào cửa, sâu khoảng 10 m, bên trong thờ Phật A Di Đà, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí Bồ Tát.
Cảm mến sự đức độ của sư nữ Diệu Thiện, năm 1885, ông Phán Thông (tên thật là Nguyễn Ngọc Cang) cùng nhân dân quanh vùng góp tiền của, xây dựng chùa với nền lát gạch tàu, mái ngói, cột gỗ căm xe... mang tên Phước Điền tự, nhưng dân gian vẫn quen gọi là chùa Hang.
Những năm sau đó, chùa được trùng tu, xây dựng thêm hai lần nữa và có diện mạo khang trang tôn nghiêm như ngày nay. Khuôn viên chùa có 44 điểm tham quan như: Chánh điện, đường hang dũng mãnh, hồ liên trì hải hội, sân tiên, tàng kinh các... được bố trí sơ đồ hướng dẫn cụ thể cho khách tham quan. Các công trình ở chùa được thiết kế hài hòa với tông nâu đỏ, lợp ngói ống, cột, mái chạm khắc tinh xảo, lối đi được lát đá theo bậc thang thuận tiện di chuyển.

Vào mùa hè, chùa Hang rực trong sắc phượng vĩ đến mùa mưa lại nhuộm tím màu bằng lăng. Ảnh: Văn Thái
Chùa nằm trên triền núi Sam đón gió mát lành, từ đây du khách có thể ngắm nhìn cảnh quan đồng ruộng biên giới An Giang một màu xanh ngắt.
Ngôi chùa có bức tượng Phật bằng đồng mạ vàng lớn nhất thế giới
Huỳnh Nhi - VnExpress
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Ngôi chùa có 'báu vật' lớn bậc nhất Việt Nam
Chùa Việt
Nằm cách TP Hà Nội hơn 100km, chùa Cổ Lễ (thuộc địa phận huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) là công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo ở Việt Nam.

Thăm ngôi chùa mang phong cách Nhật Bản tại vùng Bảy Núi - An Giang
Chùa Việt
Sở hữu kiến trúc lấy cảm hứng từ phong cách chùa tháp Nhật Bản, Phước Lâm Tự hay được gọi là chùa Lầu không chỉ thu hút đông đảo Phật tử đến chiêm bái mà còn là điểm check-in độc đáo của du khách khi ghé thăm vùng Bảy Núi - tỉnh An Giang.

Chiêm ngưỡng kiến trúc ngôi chùa hơn 1.000 năm tuổi ở Trà Vinh
Chùa Việt
Chùa Âng tại Trà Vinh được xây dựng từ năm 990, qua 8 lần trùng tu nhưng đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc cổ rất đẹp.

Chùa Vân Hồ: Di sản kiến trúc giữa lòng Thủ đô
Chùa Việt
Chùa Vân Hồ, tọa lạc tại số 40 phố Lê Đại Hành, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là một ngôi chùa cổ kính mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa của Thủ đô. Với tên chữ là Sách Tào tự, hay Linh Thông tự, chùa Vân Hồ là một điểm đến tâm linh thu hút đông đảo Phật tử và du khách thập phương.
Xem thêm